Các nhân tố tác động đến sự phát triển Ngân hàng số

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

a. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một trong những yếu tố căn bản ảnh hưởng tới sự triển khai hoạt động Ngân hàng số của NHTM tại các quốc gia. Để thúc đẩy Ngân hàng số phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, nhất quán, cụ thể và minh bạch để điều chỉnh các quan hệ tham gia. Các ngân hàng chỉ có thể phát triển Ngân hàng số khi và chỉ khi tính pháp lý được công nhận, được các cơ quan có thẩm quyền xác thực. Khi hành lang pháp lý phù hợp, ổn định, nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Ngân hàng số, giúp khách hàng yên tâm sử dụng, phòng ngừa được những tranh chấp, rủi ro hay sự thiếu an toàn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước được ví như công cụ đòn bẩy tác động mạnh và tích cực đến việc mở rộng phát triển Ngân hàng số.

b. Môi trường kinh tế - xã hội

Các yếu tố như tốc độ phát triển, chu kì kinh tế, chiến lược hoạch định nền kinh tế quốc gia, xu hướng hội nhập... có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu

và cách thức sử dụng SPDV ngân hàng của khách hàng. Sự phát triển ổn định nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông tiền tệ, hàng hóa góp phần tạo diện mạo văn minh thương mại, khuyến khích các ngân hàng đa dạng hoá, cung ứng nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại.

Môi trường sống cùng với quá trình công nghiệp hoá ngày càng rộng khắp sẽ khiến người dân khan hiếm ngày càng nhiều về mặt thời gian cho nhu cầu dịch vụ và thương mại. Điều đó cũng có nghĩa là xã hội sẽ có những đòi hỏi tiện ích ngày một cao hơn về thương mại và ngân hàng có môi trường, cơ hội để phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngân hàng phải có những thay đổi tương thích để đáp ứng toàn diện kì vọng của khách hàng. Những người có thu nhập cao thường có nhu cầu sử dụng các tiện ích hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng triển khai Ngân hàng số. Việc phát triển kinh tế và phân bố thu nhập không đồng đều giữa các khu vực gây nên những khó khăn nhất định trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng số.

Các xu hướng xã hội, trình độ dân trí, tập quán sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn SPDV ngân hàng. Ví dụ như ở các nước kém phát triển, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người

dân khiến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt gặp phải rất nhiều trở

ngại. Thói quen của khách hàng thường thay đổi chậm hơn so với tiến bộ của công nghệ, vì vậy tác động mạnh mẽ đến khả năng mở rộng các sản phẩm Ngân hàng số. Đồng thời, tâm lý ngại thay đổi, e dè, sợ rủi ro, ngại tìm hiểu và sử dụng công nghệ mới đã ngăn cản việc tiếp cận của khách hàng với các dịch vụ mới, đây là lực cản tương đối lớn trong quá trình triển khai Ngân hàng số.

c. Cơ sở hạ tầng, công nghệ

thành công của Ngân hàng số. Sự phát triển của công nghệ một mặt gia tăng các cơ hội phát triển Ngân hàng số, giảm chi phí giao dịch, mở rộng phạm vi tiếp cận về không gian và thời gian của khách hàng đến các kênh phân phối, mặt khác về phía ngân hàng là nâng cao khả năng mở rộng các sản phẩm Ngân hàng số. Bởi vậy, phát triển Ngân hàng số chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi có cơ sở hạ tầng CNTT đủ năng lực, nghĩa là đòi hỏi phải vừa đồng bộ tiên tiến hiện đại, vừa có chi phí hợp lý để phần đông khách hàng có thể tiếp cận được.

d. Môi trường cạnh tranh

Trong quá trình triển khai và mở rộng Ngân hàng số, các ngân hàng vấp phải sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng có ưu thế về nguồn lực tài chính, nền tảng công nghệ đặc biệt là các ngân hàng quốc tế và từ các tổ chức ngoài ngành ngân hàng đang tham gia cung ứng một số dịch vụ tương đồng. Áp lực cạnh tranh càng lớn các ngân hàng càng có động lực phải nâng cấp, hoàn thiện các dịch vụ toàn diện hơn, phong phú hơn với giá cả hợp lý hơn để có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Sự ra đời của Ngân hàng số mang lại lợi ích to lớn cho ngân hàng, chi phí cho công tác điều hành giảm xuống đáng kể, năng suất làm việc của nhân viên cải thiện và điều quan trọng nhất là được khách hàng biết tới, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín trên thị trường.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh

Định hướng chiến lược hoạt động của mỗi NHTM là khác nhau và có tác động nhất định đến dịch vụ Ngân hàng số. Ngân hàng số là loại sản phẩm thuộc công nghệ mới, do đó nó chỉ thành công nếu các ngân hàng có định hướng phát triển đúng đắn, chiến lược lâu dài từng giai đoạn với mục tiêu cụ thể, bao gồm chiến lược gia tăng người dùng, chiến lược marketing tiếp cận

thị trường, mở rộng mạng lưới kênh phân phối, xây dựng sản phẩm, ứng dụng công nghệ và đào tạo nhân sự nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của ngân hàng.

b. Nguồn lực công nghệ

Mức độ ứng dụng công nghệ ở đây chính là khả năng trang bị thiết bị, khả năng kết nối hệ thống, khả năng trang bị các phần mềm... Một ngân hàng có hệ thống cơ sở vững mạnh phát triển sẽ dễ dàng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào HĐKD của mình. Ngân hàng với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cùng với khả năng quản lý tốt sẽ nhanh chóng bắt kịp và ứng dụng những tiến bộ khoa học thời đại, đưa ra những tính năng mới, đặc thù và khó theo kịp, năng lực đáp ứng khi số lượng khách hàng và giao dịch tăng mạnh, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

c. Nguồn lực tài chính

Để xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống Ngân hàng số đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn lớn, không chỉ các khoản chi phí cho CNTT ban đầu mà còn cả sự đầu tư cho các hoạt động duy trì, nâng cấp và nghiên cứu phát triển mới. Việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT tùy thuộc vào quy mô và nguồn lực của mỗi ngân hàng. Ngân hàng có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư nâng cấp và mua sắm mới hệ thống, đổi mới công nghệ, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá dịch vụ nhằm duy trì và củng cố vị thế trên thị trường.

d. Năng lực quản trị rủi ro

Quá trình phát triển Ngân hàng số luôn phải gắn liền với việc quản trị rủi ro bao gồm hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu hoạt động, quản trị rủi ro, các biện pháp phòng ngừa và quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng. Bên cạnh những yếu tố khách quan từ chính sách vĩ mô của Nhà

nước, hạ tầng công nghệ quốc gia, hành vi lừa đảo của khách hàng, đối tác; thì rủi ro trong Ngân hàng số còn có thể xuất phát từ những lý do chủ quan của mỗi ngân hàng như sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống CNTT, sự thiếu hụt của các cơ chế, chính sách, sự không đồng bộ quy trình nghiệp vụ, rủi ro về đạo đức cán bộ. Đồng thời, khi tương tác với các phương tiện điện tử như điện thoại, Internet, máy ATM... khách hàng rất nhạy cảm và quan tâm đến tính an toàn, bảo mật về tài sản và các thông tin cá nhân do lo sợ thông tin dễ bị đánh cắp. Vì vậy cần có hệ thống an ninh hiện đại để đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng đòi hỏi khả năng quản trị và phòng ngừa rủi ro của mỗi ngân hàng.

e. Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành công trong mọi HĐKD. Các ngân hàng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển con người để từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược hoạt động Ngân hàng số. Với số lượng dịch vụ nhiều và vô cùng đa dạng, không ngừng cải tiến, các cán bộ ngân hàng phải liên tục cập nhật nghiệp vụ, có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và những kĩ năng ứng dụng CNTT. Đặc biệt, do đặc thù chứa hàm lượng chất xám cao, Ngân hàng số còn đỏi hỏi một lực lượng lớn lao động có trình độ về CNTT để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao tri thức kỹ thuật thích hợp, cung cấp các ứng dụng cần thiết, đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w