Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)

- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn trong mảng ví điện tử (MoMo, Ngân lượng, ZaloPay..., đặc biệt là các thương hiệu nước ngoài thâm nhập như Alipay, WeChat Pay...), LienVietPostBank cần thiết phải xây dựng hệ sinh thái Ví Việt toàn diện hơn, mở rộng tính năng ra nhiều lĩnh vực, gia tăng số điểm chấp nhận thanh toán.

LienVietPostBank cần đẩy mạnh liên kết với các website bán lẻ để tích hợp cổng thanh toán Ví Việt trên website bán hàng, đặc biệt là những trang thương mại điện tử có nhiều lượt theo dõi (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Điện máy xanh...), giúp mở rộng hệ sinh thái mua sắm tích hợp thương mại và thanh toán Ví Việt. Qua đó, LienVietPostBank có thể tham gia vào chuỗi cung ứng giữa các trang thương mại điện tử và các nhà cung ứng hàng hóa trên các trang này. Do đa số nhà cung ứng đều là các cá nhân hoặc DNVVN có nhu cầu lớn vế vốn lưu động để thực hiện các đơn hàng trực tuyến nhưng lại gặp trở ngại trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Đây sẽ là tập khách hàng lớn và tiềm năng cho hoạt động bán lẻ của LienVietPostBank. Ngoài ra, các ứng dụng bán lẻ về mua sắm/ăn uống cũng là đối tác hợp tác tiềm năng của Ví Việt, giúp gia tăng số lượng giao dịch qua Ví Việt nhờ kết nối với ứng dụng.

Tính năng cho vay trên Ví Việt cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện với một số tính chất như: (i) áp dụng cho KHCN tại giai đoạn đầu; (ii) mục đích sử dụng vốn để mua sắm tại những merchant của Ví Việt, hay thanh toán các hóa đơn điện/nước/internet/học phí/bảo hiểm.; (iii) thời gian giải ngân ngắn. Với đối tượng vay là KHDN, các khoản vay thường lớn liên quan đến nhiều loại giấy tờ, cần thẩm định thực tế tài sản thế chấp, định giá "sức khỏe" doanh nghiệp, trong khi máy móc không thể thay thế con người trong định giá. Ngân hàng số có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian để chuẩn bị hồ sơ, giao dịch với

những khoản vay lớn vẫn có thể khởi tạo online được, chỉ đến khâu cuối cùng mới cần đến ngân hàng.

Hệ thống Ngân hàng số phải giải quyết được 4 chức năng: chức năng thanh toán, chức năng gửi tiết kiệm, chức năng cho vay, chức năng tư vấn về đầu tư, quản trị tài khoản... Hiện tại ứng dụng Ví Việt đã có thể cung cấp 3/4 chức năng online thay thế các dịch vụ tại quầy giao dịch là phương tiện thanh toán, huy động tiết kiệm, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm; chức năng thứ tư là tư vấn dịch vụ, quản trị tài chính cá nhân, khởi tạo vay thế chấp, tín chấp online cần được nghiên cứu và triển khai sớm nhằm hoàn thiện Ví Việt như một Ngân hàng số đích thực.

- Nghiên cứu và triển khai ChatBot/Quầy giao dịch tự động: Với mục tiêu đến 31/12/2020 sẽ có ít nhất 01 phòng giao dịch tại mỗi quận, huyện trong tổng số 713 quận, huyện trên toàn quốc, LienVietPostBank có thể xem xét nghiên cứu và phát triển ChatBot/Quầy giao dịch tự động thay thế cho chi nhánh, PGD truyền thống tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo đó có thể giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, chi phí hoạt động tại các PGD, chi nhánh chuyển đổi này sẽ được bổ sung cho quỹ nâng cấp PGD, chi nhánh tại vùng sâu, vùng xa.

- LienVietPostBank cần quan tâm đến việc nâng cao trải nghiệm và gia tăng tiện ích cho khách hàng bên cạnh những tính năng cơ bản của các dịch vụ NHĐT hiện có. Các ứng dụng cần cung cấp thêm các tiện ích phi tài chính như: tra cứu thông tin ATM, chi nhánh; hướng dẫn đường gần nhất đến điểm giao dịch; hiển thị lãi suất tiền gửi, tỷ giá ngay cả khi khách hàng không kết nối Internet; lọc thông minh lịch sử giao dịch... và đặc biệt là cần phát triển tính năng trao đổi thông tin, chia sẻ hình ảnh, âm thanh, chat trực tuyến để

tiến tới xây dựng chi nhánh Ngân hàng số hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng.

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w