Cơ hội và thách thức trong phát triển Ngân hàng số

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 111)

3.1.3.1. Cơ hội

Tiềm năng khách hàng lớn

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ số tốt trên thế giới. Trong báo cáo Vietnam Digital Landscape (2019), We Are Social thống kê trong tổng số 97 triệu dân, có tới 66% người đang dùng Internet, 64 % đang sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên, và 60% sử dụng điện thoại thông minh trong số 143,3 triệu thuê bao toàn quốc, đều cao hơn mức trung bình của thế giới (lần lượt là 57%, 45% và 42%). Mức độ sử dụng mạng xã hội tăng trưởng ấn tượng với 13% so với năm 2018 đặc biệt thông qua thiết bị di động (tăng trưởng 16%).

J

A VIETNAM

IHE ESSEN1W HEADiJNE DATA YOU NEED TO UNDasTAND MOME, NIHNET, AND SOOAL MEDiA USE

TOTAL POPULATION MOBIlE SUBSCRIHIONS INTERNH USERS (®) ® ® AC TIV E MO BIL E

Nguồn: Digital Landscape 2019, We Are Social

Với số lượng dân số ngày càng tăng, dân số trung bình của cả nước năm 2019 ước tính tăng 938 nghìn người so với năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2018), đồng thời Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, với độ tuổi trung bình 31 và 69.3% đang ở tuổi 15 - 64 (Dân số, 2019) thì tiềm năng khách hàng đối với Ngân hàng số là rất khả quan. Đây là nhân tố quan trọng mở ra xu hướng thay đổi hình thức kênh phân phối, đó là phát triển mạnh các dịch vụ liên quan đến Ngân hàng số như Internet Banking, Mobile Banking, Tablet Banking và mạng xã hội.

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng người dùng Internet và Mạng xã hội

Nguồn: Digital Landscape 2019, We Are Social

Xu hướng số hóa trong văn hóa người dùng

Thanh toán phi tiền mặt đang là xu hướng phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng định hướng đưa tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán xuống dưới 10 % vào năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu này thì thanh toán điện tử, thanh toán di động sẽ tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là những tiện ích thanh toán ưu việt. Khách hàng ngày càng có xu hướng tương tác với ngân hàng bằng phương tiện truyền thông đa phương tiện như điện thoại di động, mạng xã hội như một phong cách sống. Theo “Báo cáo về Dịch vụ Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” khảo sát bởi IDG Vietnam (2017), các giải pháp về NHĐT được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và đang được sử dụng phổ biến hơn với 81 % khách hàng sử dụng so với 210% theo khảo sát năm 2015, dịch vụ NHĐT chính là tiền đề hình thành thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng số. Cùng sự phổ biến của thiết bị di động và người dùng Internet, các giao dịch thương mại điện tử và thanh toán trên di động sẽ ngày càng chiếm đa số, thay thế dần

phương thức thanh toán tiền mặt. Statista13 ước tính tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam là gần 15% mỗi năm trong giai đoạn 2017 - 2022, đưa quy mô thị trường từ gần 2,2 tỷ USD năm 2017 lên hơn 4,3 tỷ USD năm 2022.

Công nghệ thông tin bùng nổ

Theo TS. Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phát biểu tại Hội thảo “Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc CMCN 4.0”, tới năm 2020, bốn lĩnh vực dự kiến bị ảnh hưởng nhiều nhất của công nghệ số là ngân hàng tiêu dùng; chuyển khoản, thanh toán; quản lý tài sản và bảo hiểm. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động, vươn cánh tay ra ngoài lãnh thổ, gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế và tạo dựng thương hiệu nếu kịp thời nắm bắt được lợi thế của cuộc CMCN này. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của công nghệ số, các ngân hàng có thể góp phần đẩy mạnh phổ cập tài chính quốc gia thông qua mở rộng cung ứng các SPDV phù hợp đến những người dân hiện chưa có tài khoản ở vùng sâu, vùng xa với chi phí hợp lý. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một ngân hàng non trẻ với tệp khách hàng còn hạn chế và có lợi thế tiếp cận khách hàng trên toàn quốc thông qua hệ thống PGDBĐ và bưu cục như LienVietPostBank.

Mở ra cơ hội hợp tác

Chỉ tính riêng trong 2 năm 2016 - 2018, số lượng các Fintech tham gia cung ứng dịch vụ ở Việt Nam đã tăng hơn hai lần (từ 40 công ty lên tới gần 100 công ty). Xu hướng hợp tác bổ trợ cho nhau để cung cấp dịch vụ tài chính

13Statista là một cổng thông tin trực tuyến về thống kê của Đức, dữ liệu được thu thập bởi các viện nghiên cứu thị trường, có nguồn gốc từ ngành kinh tế và số liệu thống kê chính thức có sẵn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.

có chất lượng trở thành chiến lược trọng tâm do các công ty Fintech và ngân hàng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt.

Hình 3.4. Các phương thức kết hợp giữa công ty Fintech và Ngân hàng

Nguồn: Medium.com

Khi Fintech triển khai các hoạt động tài chính, bên cạnh lợi thế về mặt đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt và hiệu quả, giúp tiết giảm chi phí giao dịch và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp Fintech không thể tránh khỏi thách thức khi ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hệ thống kiểm soát tuân thủ nội bộ, quản lý rủi ro còn yếu, thiếu nền tảng khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng có những thế mạnh riêng như quy mô vốn, khách hàng truyền thống và tiềm năng, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính và cung cấp dịch vụ tiêu dùng tài chính, vay vốn, khả năng thẩm định khoản vay, cơ chế quản lý rủi ro tốt... Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn tuy nhiên vẫn còn thiếu tính linh hoạt trong ứng dụng công nghệ, dẫn tới chi phí giao dịch thường cao và chưa kịp đáp ứng được nhu cầu từ khách hàng. Mô hình hợp tác giữa Fintech và ngân hàng phục vụ cho chiến lược hiện thực hóa giao dịch tài chính trên

nền tảng công nghệ cao để ngân hàng trở nên thông minh và hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất. Khi liên kết, thời gian chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa loại hình dịch vụ sẽ giảm xuống, cạnh tranh được đảm bảo, ngân hàng và Fintech vẫn hoàn toàn có khả năng phát huy thế mạnh riêng trong những dịch vụ nhất định mà mình cung cấp. Ngoài ra, người tiêu dùng dịch vụ tài chính - đặc biệt ở Việt Nam - không thể ngay lập tức quay sang các doanh nghiệp Fintech và chối bỏ ngân hàng.

3.1.3.2. Thách thức

Thách thức về đầu tư vốn và nguồn lực triển khai

Để có thay đổi cách mạng trong hoạt động triển khai và đẩy mạnh Ngân hàng số thì cũng cần đầu tư có tính cách mạng về cơ sở vật chất, có đột phá về nguồn lực để vận hành và làm chủ công nghệ, có nhiều “chướng ngại vật” cần vượt qua. Ngân hàng số đòi hỏi nguồn đầu tư xây dựng cơ bản đáng kể để chuẩn bị và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn đầu tư dài hạn này ảnh hưởng lớn đến kết cấu vốn vay và lợi nhuận của các ngân hàng có quy mô nhỏ. Ví dụ như hoạt động chuyển đổi Core Banking tốn kém nhiều chi phí, thời gian hoàn vốn lâu, Ngân hàng CBA của Australia ước tính chi phí thay thế hệ thống IT lõi là 450 triệu USD/4 năm, sau đã đội vốn lên gấp đôi thành 1 tỷ USD/5 năm. Hay như chi phí liên quan đến việc hoàn thành thủ tục định danh khách hàng KYC (bao gồm cả định danh chi tiết và sinh trắc học) sẽ gây ra gánh nặng tài chính đáng kể, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp có cơ sở người sử dụng lớn, cản trở công tác số hóa của các ví điện tử. Đây là áp lực rất lớn với nhiều ngân hàng, đặc biệt là các NHTM nhỏ, thiếu nguồn đầu tư nâng cấp, hiệu quả không cao, làm cạn nguồn vốn dài hạn ít ỏi, khó đồng bộ hóa với hệ thống hạ tầng CNTT xã hội ngoài ngân hàng.

Do Ngân hàng số có những đặc thù riêng biệt trong triển khai hoạt động về công nghệ, kênh phân phối cũng như quy trình, từ đó dẫn tới những rủi ro chính đối với một NHTM muốn chuyển đổi sang Ngân hàng số sẽ bao gồm những rủi ro chung của hoạt động ngân hàng thông thường cũng như rủi ro nội tại của hoạt động Ngân hàng số. Tổ chức Tài chính quốc tế IFC chỉ ra những rủi ro chủ yếu khi triển khai dịch vụ Ngân hàng số bao gồm:

Rủi ro chiến lược đến từ việc lựa chọn sai chiến lược, xây dựng các kế hoạch, biện pháp, sản phẩm triển khai không phù hợp với năng lực, xu hướng của thị trường, dẫn tới thiếu hiệu quả, gây tổn thất cho ngân hàng.

Rủi ro công nghệ là rủi ro được đề cập nhiều khi áp dụng Ngân hàng số do công nghệ càng hiện đại thì việc làm chủ của con người càng đặt ra những khó khăn, dẫn tới rủi ro và tổn thất. Giả sử với một lỗi dẫn tới không có khả năng tiến hành giao dịch, khách hàng và ngân hàng đều có thể bị thiệt hại, dẫn tới những hệ lụy như mất niềm tin, tổn thất tài chính. Bất kỳ sự cố nào trong chuỗi hoạt động hay một lỗ hổng về công nghệ cũng dẫn tới cơ hội cho những kẻ lừa đảo lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái phép, trộm cắp tiền.

Rủi ro tài chính: cũng giống như ngân hàng truyền thống, một Ngân hàng số vẫn phải gặp những rủi ro liên quan đến hoạt động cơ bản dẫn tới thiệt hại về tài chính, mất vốn. Những rủi ro này có thể xuất phát từ rủi ro từ thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng...

Bên cạnh đó, còn các hình thức rủi ro khác nữa như: rủi ro pháp lý, rủi ro chính sách; rủi ro quản lý đại lý; rủi ro danh tiếng; rủi ro hợp tác đối tác...

Thách thức về chất lượng nguồn nhân lực

Đối với mô hình ngân hàng truyền thống, con người đóng vai trò then chốt bởi lợi ích mang lại là rất lớn, không bị giới hạn như các nguồn lực khác, nhờ sự năng động, khả năng sáng tạo của yếu tố này luôn tồn tại và có khả

năng tạo ra những khác biệt lớn cho các ngân hàng phát triển. Thực tế ở Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng cao luôn luôn thiếu, trong thời kỳ kỷ nguyên số lại càng thiếu nhiều hơn. Làm việc trong môi trường ngân hàng rất cần nhân sự có trình độ để có thể hiểu và nắm bắt nhanh về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và ứng dụng thành thạo công nghệ. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm còn Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94. Các ngân hàng Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng “khát” nguồn nhân lực có chất lượng. Do vậy đây được coi là một trong những thách thức rất lớn đối với hệ thống ngân hàng hiện nay.

Trong thời đại công nghệ số, thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có sự thay đổi theo hướng tăng chất lượng nguồn nhân lực và giảm số lượng nhân lực. Các ứng dụng hiện đại xử lý được nhiều phần việc hơn nên các giao dịch sẽ nhanh chóng thuận tiện hơn, làm mất đi nhiều việc làm khiến các ngân hàng sẽ hạn chế hoặc cắt giảm nhân viên trong thời gian tới. Những vị trí có công việc lặp đi lặp lại hàng ngày dần sẽ được thay thế. Bên cạnh đó, nhiều việc làm mới được tạo ra như: phân tích, dự báo, an ninh, an toàn thông tin, bảo mật... Những việc làm này đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy phản biện, sáng tạo, sở hữu trí tuệ cảm xúc. Đồng thời, cán bộ ngân hàng phải am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, tự tin, độc lập , có nhu cầu học hỏi. Do đó, cần có một hệ sinh thái phù hợp để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong thời đại 4.0.

Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Có thể nhận định, trong lĩnh vực ngân hàng, quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với cuộc CMCN 4.0 hiện nay đang theo xu hướng ủng hộ, hỗ trợ. Cụ thể, Chính phủ đã xác định chủ trương và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 của ngành

Ngân hàng, thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017, cụ thể: (i) Tăng cường phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, an ninh thông tin cho ngành Ngân hàng, thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; (ii) Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm ứng phó với những thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra; (iii) Xây dựng chiến lược, chương trình hành động của ngành Ngân hàng phù hợp với xu thế của CMCN 4.0 và đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của toàn ngành Ngân hàng.

Tuy nhiên, Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác biệt, mới mẻ, để môi trường pháp lý theo kịp với sự thay đổi của thị trường và công nghệ, cần thay đổi tư duy trong xây dựng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ thống pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật, việc soạn thảo, ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đều cần một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, các văn bản pháp luật thường rất nhanh bị lạc hậu và sự thay thế cũng tốn kém rất nhiều thời gian.

Tại thời điểm hiện tại việc gia tăng sử dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ tài chính cùng sự phát triển của Fintech vượt quá khuôn khổ pháp lý hiện hành đã đặt ra yêu cầu cho NHNN trong việc xây dựng cơ sở pháp lý mới để quản lý giám sát thực thi các quy định tài chính nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Việc hoàn thiện khoảng trống về chính sách không chỉ giải quyết các thách thức với hoạt động của Fintech, tạo ra sân chơi công bằng giữa Fintech và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, mà còn để NHNN thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo công bằng trên thị trường và duy trì ổn định tài chính.

Áp lực từ cạnh tranh

Trong điều kiện người người làm công nghệ số, nhà nhà dùng công nghệ số thì các ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó khi phải đối mặt với

thách thức cạnh tranh giữa chính các ngân hàng và giữa ngân hàng với doanh nghiệp công nghệ bên ngoài. Trong thời gian tới hệ thống ngân hàng có thể sẽ có sự sàng lọc với lợi thế thuộc về những ngân hàng hội đủ các điều kiện đáp ứng trong thời đại công nghệ như nhân lực đáp ứng công nghệ số, hướng chuyển đổi mô hình số, sự ưu tiên, hỗ trợ từ Chính phủ... Rõ ràng đây là cuộc chạy đua, trong đó sẽ có ngân hàng đi tiếp và cũng có ngân hàng có thể sẽ biến mất.

Thanhtoan Chuyenvon Taichinhcanhan Tindung Tien gửi ngân hàng/ Bào hiểm Quản lý tài sàn cá nhân Tài khoản tiết kiệm

Hình 3.5. Các dịch vụ tài chính khách hàng sẵn sàng hợp tác với Fintech

Nguồn: PwC Global Fintech Report 2017

Bằng những dịch vụ, cách thức cung ứng mới, Fintech đang tái định hình lại ngành tài chính - ngân hàng. Theo cuộc khảo sát của PwC năm 2017 về Fintech toàn cầu, các doanh nghiệp tài chính hiện tại cho rằng 23% HĐKD của họ có nguy cơ rơi vào tay các Fintech trong tương lai. Trong khi đó, bản thân các công ty Fintech cho rằng họ có thể giành được 33 HĐKD của các ngân hàng truyền thống. 67 % các doanh nghiệp tài chính cho biết nguy cơ hàng đầu đến từ Fintech là áp lực lên biên lợi nhuận, tiếp đến là nguy cơ mất thị phần (590%). Thị trường đang mở rộng hơn trong việc tiếp nhận các dịch

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w