Phân bổ nguồn lực hợp lý để phát triển Ngân hàng số

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 112)

Điểm khác biệt giữa LienVietPostBank so với các NHTM khác là việc LienVietPostBank có lợi thế rất lớn trong việc phát triển mạng lưới thông qua hành lang pháp lý về việc nâng cấp các PGDBĐ. Thực tế hiện nay cho thấy LienVietPostBank đang đi theo chiến lược mở rộng mạng lưới song song với đầu tư cho phát triển công nghệ số. Hai mục tiêu này tưởng như đối lập nhau nhưng có thể bổ trợ cho nhau giúp LienVietPostBank phát triển theo hai hướng triển khai:

Tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc phủ sóng bằng chi nhánh/PGD là cần thiết vì thói quen sử dụng ứng dụng công nghệ tài chính còn thấp, lượng người sử dụng điện thoại thông minh chưa cao, chưa thực sự tin tưởng vào các hình thức Ngân hàng số so với việc trực tiếp đến chi nhánh. Do đó, vẫn cần thiết để thành lập PGD tại các khu vực này.

Tại khu vực thành thị, thành phố lớn, LienVietPostBank nên có sự cải tiến nhiều hơn các tính năng ứng dụng công nghệ nhằm (i) cạnh tranh với ngân hàng khác; (ii) tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tạo sự hài lòng cho khách hàng; (iii) giúp giảm chi phí vận hành cho LienVietPostBank; (iv) hướng đến xu thế chung của thế giới là ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng....

Tuy nhiên, hai chiến lược đều đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, do đó trong kế hoạch ngân sách hàng năm, LienVietPostBank cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, cắt giảm những chi phí không

thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ. Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kì vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai.

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w