Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Top 10 ngân hàng bán lé 1 lình ảnh gàn gũi. Nll cùa mọi người

Hình 3.1. Mô hình chiến lược phát triển của LienVietPostBank

Nguồn: LienVietPostBank Duy tri phát triền KH bán buôn, đối tác chiến lược Chiếm lĩnh thị trường bán lé, tiêu dùng trên toàn quốc Chuyển dối mô hình, sân phẩm ngân hàng hiện đại trên nền tàng công nghệ I oc dộ tăng trướng ổn định, an toàn, bền vững Chat lượng tài sàn lành mạnh

Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, gán kết, văn hóa đồng nhất Tiêu chuẩn quốc tề vè quản trị, QLRR

Mạng lưới rộng khắp ưên toàn quốc

Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu phục vụ khách hàng tại mọi vùng miền, mục tiêu chung của LienVietPostBank để phát triển bao gồm:

- Có nhận diện thương hiệu trên toàn quốc là một ngân hàng với hình ảnh thân thiện, tin cậy, chi phí thấp; hoạt động hiệu quả, tập trung vào bán lẻ với năng lực phục vụ mọi đối tượng khách hàng; góp phần thực hiện các định hướng chung của Nhà nước.

- Nằm trong nhóm 2 ngân hàng có quy mô mạng lưới, đại lý rộng nhất trên cả nước, tận dụng hiệu quả mạng lưới để triển khai cho vay, huy động, dịch vụ.

- Chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng dựa trên nền tảng công nghệ, ứng dụng số hóa.

- Top 10 ngân hàng bán lẻ.

- Cơ sở khách hàng lớn (5 triệu khách hàng bán lẻ, phục vụ từ 7-10 triệu tài khoản Ví Việt). Có khả năng cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống đến các dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại.

- Là ngân hàng có hiệu quả kinh doanh ở mức cao, cơ cấu cổ đông mạnh, chất lượng hoạt động tốt và lành mạnh trong hệ thống, kiểm soát nợ xấu thực thấp, tuân thủ các quy định của NHNN và chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.

- Nhân sự được đào tạo và liên tục trau dồi năng lực; có cơ chế đãi ngộ công bằng, hợp lý và ở mức tốt trong hệ thống (đặc biệt với quản lý cấp trung, cao cấp).

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về quy mô: Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu thắt chặt, xu hướng chuyển dịch sang mảng bán lẻ được quan tâm và đẩy mạnh. Với mục tiêu huớng tới Top 10 ngân hàng bán lẻ đến năm 2021, LienVietPostBank cần đạt được tỷ trọng huy động KHCN và cho vay KHCN tối thiểu lần lượt ở mức 68% và 65%. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng cần tăng tỷ trọng KHCN trung bình khoảng 5%0/năm trong giai đoạn 2018 - 2021. Những ưu thế về mạng lưới và khả năng phát triển SPDV hiện đại (trọng tâm là Ví Việt) có thể giúp Ngân hàng thực hiện được mục tiêu này đến năm 2021.

- về cơ sở khách hàng: Để đạt mục tiêu số lượng khách hàng 3 - 5 triệu, LienVietPostBank cần tập trung vào phân khúc KHCN, hộ gia đình, DNVVN tại các khu vực, PGDBĐ và đặc biệt khai thác các tài khoản Ví Việt. Theo định hướng của Chính phủ trong đề án Tái cơ cấu nền kinh tế trong những năm tới, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được cổ phần hóa, thoái vốn dần và tập trung hỗ trợ các DNVVN để nâng cao năng lực nền kinh tế. LienVietPostBank cần chuyển hướng nâng tỷ trọng KHDN vừa và nhỏ lên tối thiểu 10 % dư nợ.

- Về mạng lưới hoạt động: Thông tư 43/2015/TT-NHNN về hệ thống PGDBĐ đã tạo khung pháp lý về việc LienVietPostBank có thể mở số lượng lớn đến tất cả các huyện trên cả nước trên cơ sở nâng cấp khoảng 600 trong 1.100 PGDBĐ hiện có. Đây là lợi thế tuyệt đối của LienVietPostBank so với các NHTM khác trong hệ thống.

- Về văn hóa tổ chức và chất lượng nhân sự:

+ Xây dựng văn hóa kinh doanh với nhân viên ngân hàng thân thiện, tin cậy, thượng tôn pháp luật và có trách nhiệm với xã hội.

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên ở top 10 trong hệ thống về hiệu quả lợi nhuận trên đầu người. Phát triển đồng bộ công tác nhân sự từ tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ công bằng, tạo động lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển HĐKD, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

- Về năng lực, chất lượng và mô hình hoạt động:

+ Vốn tự có của Ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, tối thiểu nằm trong top 15 ngân hàng về vốn tự có. Có một đến hai nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (nắm giữ cổ phần, hỗ trợ, liên kết kinh doanh), ưu tiên các tổ chức từ các nền kinh tế phát triển có mục tiêu và cam kết gắn bó lâu dài tại Việt Nam, có khả năng hỗ trợ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị ngân hàng.

36% 148%+ Ngân hàng có HĐKD cân đối, ổn định với 2 kênh phân phối chính:66% 64% 60%

kênh chi nhánh/PGD và PGDBĐ; kênh số hóa (phi vật lý): Ví Việt, Internet Banking, Mobile Banking. Trên cơ sở đó, các SPDV được cung cấp đa dạng bao gồm từ truyền thống đến hiện đại.

+ Đáp ứng các quy định của Thông tư 41, hướng đến chuẩn mực quốc tế về Basel II, áp dụng thành công Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn từ năm 2020, nâng cao xếp hạng tín nhiệm.

+ Hiệu quả sinh lời duy trì ở mức Top 10 về ROA, ROE trong hệ thống ngân hàng (ROA trên 1%, ROE trên 15%); chia cổ tức tối thiểu 10%/năm.

Một phần của tài liệu 1162 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w