Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 56)

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích đánh giá. Thông thường mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó tình hình tài chính của ngân hàng. Bởi vậy trong đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, nhà phân tích thường sử dụng phép so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác nhằm đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu mà đơn vị đã đề ra, hoặc đánh giá tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với các kỳ trước đó. Cũng có thể việc so sánh các chỉ tiêu còn nhằm đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của một mặt hoạt động cụ thể so với hoạt động chung của ngân hàng hay hoạt động của ngân hàng mình với toàn ngành. Tuy nhiên để sử dụng phương pháp so sánh cần phải chú ý các vấn đề sau:

- Điều kiện so sánh: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu) và các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính có thể so sánh được. Điều đó có nghĩa là hai chỉ tiêu đưa ra so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất về nội dung kinh tế,

43

thống nhất về phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thời gian.

- Xác định gốc để so sánh: Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích. Cụ thể: Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân

tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ

trước hoặc

hàng loạt kỳ trước (năm trước). Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.

Khi xác

định vị trí của ngân hàng thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung

bình của

ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

- Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối. So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự

biến động về quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, được thể hiện bằng

phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác

nhau. So

sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay

giảm bao

nhiêu phần trăm (%), phản ánh biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên

cứu giữa

các kỳ khác nhau.

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 56)