Chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính của chi nhánh

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 120)

I Ngoại tệ quy VND

3.2.1.1 Chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính của chi nhánh

Phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn sẽ đem lại cách nhìn tổng quát cho nhà quản trị truớc khi tiếp cận các nội dung hoạt động cụ thể. Do vậy để phân tích có hiệu quả buớc đầu ngân hàng phải sắp xếp lại đối tuợng cần phân tích (tài sản- nguồn vốn) theo một trình tự nhất định và theo các tiêu thức phân tổ sao cho phản ánh đuợc hiệu quả, chi tiết nhất nội dung cần phân tích. Nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng tiêu thức phân tổ là tính thị truờng, kỳ hạn của tài sản, đối tuợng sở hữu tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản để phân tổ tài

97

1 Ngân quĩ và giao dịch với NHNN và TCTD khác.

1 Tiền gửi của kho bạc, BHXH và tiền gửi, vay của TCTD khác. Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn. 2 Tín dụng đối với TCKT và cá nhân. Trong đó: - Ngắn hạn - Trung, dài hạn

2 Tiền gửi của khách hàng không phải là TCTD.

Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn. 3 Các hoạt động về đầu tư

Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn. 3 Phát hành GTCG. Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn. 4 Tài sản khác. 4 Nguồn vốn khác. 5 Tài sản cố định. 5 Vốn chủ sở hữu. ∑ Tài sản ∑ Nguồn vốn

Với việc phân tổ như thế, nhà phân tích có thể thấy được mức độ có thể thanh toán ngay, mức độ tạo ra thu nhập của tài sản; thấy được mối quan hệ và sự phụ thuộc của ngân hàng mình với các ngân hàng khác (thị trường 2) và vào thị trường tiền tệ. Mặt khác, việc phân loại như trên còn thể hiện được sự tương ứng giữa từng loại tài sản và nguồn vốn, từ đó giúp các nhà phân tích kịp thời nhận diện được các khó khăn, thuận lợi, thấy được thế mạnh và chiến lược huy động vốn, thấy được sự mất cân xứng trong cơ cấu tài sản- nguồn vốn của ngân hàng mình để có biện pháp xử lý kịp thời.

98

Sau khi phân tổ, tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản- nguồn vốn trong tổng tài sản-nguồn vốn nhà phân tích có thể đánh giá đuợc quy mô, cơ cấu của tài sản-nguồn vốn cũng nhu sự biến động của các nội dung đó. Tuy nhiên trong công tác phân tích của mình, nhà quản trị ngân hàng AgriBank tỉnh Hải Duơng không phân tích đến mối quan hệ hữu cơ giữa tài sản- nguồn vốn hoặc giữa một bộ phận của tài sản với một bộ phận của nguồn vốn trên BCĐKT. Mà trên thực tế, việc xem xét mối quan hệ này rất quan trọng và cần thiết. Do vậy, nhà quản trị Agribank tỉnh Hải Duơng nên sử dụng một số chỉ tiêu sau để phân tích nội dung này:

Chỉ tiêu 1:

Tỷ lệ giữa các khoản phải thu Khoản phải thu

và phải trả Khoản phải trả

Chỉ tiêu này nhằm phân tích tình hình vốn của Agribank đang bị các đối tác của mình chiếm dụng.

Chỉ tiêu này cho phép Agribank thấy đuợc những nguồn vốn mà mình bị các đối tác chiếm dụng cũng nhu các khoản Agribank đi chiếm dụng của các ngân hàng khác. Chỉ tiêu này thể hiện sự chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 điều đó có nghĩa là Agribank đang bị các đối tác khác chiếm dụng vốn và nguợc lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 có nghĩa là c ác khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu, lúc này Agribank đang đi chiếm dụng vốn của nguời khác.

Trong điều kiện bình thuờng chênh lệch giữa các khoản phải trả và các khoả phải thu không nên quá nhỏ. Nếu Agribank bị chiếm dụng vốn quá nhiều so với các khoản Agribank chiếm dụng đuợc của các đơn vị khác thì điều này sẽ ảnh huởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của Agribank. Nguợc lại, nếu

99

các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu thí sẽ bị đánh giá là không tốt trong cạnh tranh, gây mất uy tín của ngân hàng và phần nào thể hiện sự không ổn định của nguồn vốn. Vì vậy, việc quan tâm khống chế đến tỷ lệ này ở mức hợp lý là cần thiết đối với các nhà quản trị ngân hàng.

• Chỉ tiêu thứ 2: Chỉ tiêu về sử dụng vốn trung và dài hạn

A Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn =

B

Trong đó: A = Cho vay, đầu tư trung và dài hạn.

B = Vốn tự có + vốn vay trung, dài hạn + nguồn huy độngtrung, dài hạn + tỷ lệ %nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng trung, dài hạn + tỷ lệ %nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung và dài hạn.

Trong điều kiện bình thường, do luồng nguồn vốn huy động ra, vào ngân hàng liên tục mang tính luân chuyển kế tiếp nhau nên trong nguồn vốn ngắn hạn có phần nguồn vốn luôn luôn ổn định. Vì vậy ngân hàng có thể sử dụng phần nguồn vốn ngắn hạn này để đầu tư, cho vay trung dài hạn nhằm sử dụng chênh lệch lãi suất vốn có trong khung lãi suất lũy tiến theo thời gian (lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn) làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản. Mặt khác, đối với nước ta hiện nay, việc dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là yêu cầu cần thiết để giải quyết nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế trong điều kiện nguồn vốn huy động chủ yếu của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác là ngắn hạn.

Nếu chỉ tiêu trong điều kiện bình thường < 1 chứng tỏ AgriBank không tìm được đầu ra cho nguồn vốn dài hạn - điều này bộc lộ hạn chế về công tác quản trị tài sản của AgriBank. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này > 1 thì biểu hiện Agribank đã sử dụng cả vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn - việc này tiềm

100

ẩn rủi ro khó lường nên đã được NHNN khống chế ở một mức nhất định cho các ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn không vượt quá 30% tổng nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng huy động được.

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 120)