Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 79)

e. Phương pháp phân tích Dupont

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tài chính

chính

của ngân hàng

Tình hình trong nước

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu

62

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây . Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 1,4%.

Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng không chỉ trong mùa khô mà ngay cả vào mùa mưa gây thiệt hại lớn cho sản xuất và làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Nguyên nhân là do nhiều nhà máy bị chậm tiến độ, nhu cầu tiêu thụ tăng ngoài dự kiến, giá điện thấp không thu hút được đầu tư... Nhưng nguyên nhân chính là thiếu tầm nhìn trong quy hoạch, từ quy hoạch riêng của ngành điện đến việc cân đối với quy hoạch của các ngành khác như thép, xi măng... và tình trạng độc quyền trong lĩnh vực phân phối điện

63

Tình hình trên địa bàn

Năm 2012, trong điều kiện rất khó khăn, kinh tế tỉnh Hải Dương đạt mức tăng trưởng 5,3%, trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 0,3%, công nghiệp-xây dựng tăng 3,7%, dịch vụ tăng 10,6% so với năm 2011; lĩnh vực văn hoá xã hội có bước tiến bộ trên một số mặt, an sinh xã hội được quan tâm đảm bảo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được giữ vững.

Tuy nhiên, năm 2012 kinh tế tỉnh Hải Dương cũng phải đối mặt với những khó khăn gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp; lãi suất tiền gửi, tiền vay biến động mạnh; sức mua thị trường giảm, lượng sản phẩm tồn kho của các doanh nghiệp lớn; thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh cạnh tranh ngày càng gay gắt,... Các yếu tố trên đã tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của chi nhánh.

Môi trường tài chính - tiền tệ

Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng nhiều năm: Trong bốn tháng đầu năm 2012, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được thực hiện theo hướng thắt chặt từ năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng tăng trưởng âm mà các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phải chịu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng dần tổng phương tiện thanh toán (M2), tính đến cuối năm 2012, tốc độ M2 đạt 19,85%, tăng hơn gấp đôi so với 9,27% năm 2011. Đồng thời, với việc tăng M2, các lãi suất chính sách điều hành qua thị trường liên ngân hàng bao gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm đồng loạt giảm khá mạnh nhằm kích thích dòng vốn tín dụng. So với đầu năm, lãi suất tái cấp vốn cuối năm 2012 đã giảm xuống

64

còn 9%, lãi suất tái chiết khấu còn 7%, lãi suất cho vay qua đêm còn 10%/năm. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do sức mua ở mức thấp, hàng tồn kho khá cao, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế.

Tuy có những động thái nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhung tác động lên tốc độ tăng truởng tín dụng duờng nhu không nhiều. Tính đến cuối năm 2012, tăng truởng tín dụng chỉ đạt khoảng 7% so với cuối năm 2011, đây là mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây; trong khi đó, luợng vốn huy động đứng ở mức cao 20,29%, tăng mạnh so với 9,89% năm 2011. Điều này thể hiện rõ sự ách tắc tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Những nguyên nhân lý giải cho vấn đề tăng truởng tín dụng thấp là do các tổ chức tín dụng điều chỉnh tiêu chuẩn thẩm định đối với việc cho vay, dẫn tới việc các doanh nghiệp khó tiếp cận dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Đồng thời do nhu cầu thấp, hàng tồn kho cao nên bản thân các doanh nghiệp cũng giảm nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2012, trần lãi suất huy động cũng đuợc điều chỉnh giảm nhiều lần. Trong đó, lãi suất huy động duới một tháng điều chỉnh giảm 5 lần, từ mức 6%/năm xuống 2%/năm, lãi suất huy động trên 1 tháng và duới 12 tháng đuợc điều chỉnh giảm 6 lần, từ mức 14%/năm xuống 8%/năm. Nhiều ngân hàng có dấu hiệu hạ hãi suất huy động xuống duới mức trần quy định.

Trên thị truờng liên ngân hàng, lãi suất cũng đuợc điều chỉnh giảm khá mạnh so với đầu năm, từ 14 - 15%/năm xuống 3 - 4%/năm vào thời điểm cuối năm 2012. Điều này báo hiệu khả năng thanh khoản tốt trên thị truờng liên ngân hàng so với cuối năm 2011. Kể từ tháng 2/2012 trở lại đây, NHNN chủ yếu tiến hành hút ròng trên thị truờng OMO, tuy nhiên luợng NHNN bơm ròng ra thị truờng cao đột biến trong tháng 8, đạt 10.941 tỷ, với lý do đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống truớc những thông tin tiêu cực xoay quanh Ngân hàng

65

ACB, sau đó lại hút ròng trở lại trong ba tháng liên tiếp (tháng 9, 10 và tháng 11), sau đó bơm ròng nhẹ trong hai tuần tháng 12 dù đã đến kỳ thanh toán cuối năm.

Nợ xấu ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm: Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/9/2012, nợ xấu là 4,93%; còn theo đánh giá của NHNN, nợ xấu khoảng 8,82%. Sự khác nhau giữa số liệu trong báo cáo và từ kết quả thanh tra, theo giải thích từ phía NHNN, là do các ngân hàng đã phân loại và ghi nhận nợ trong báo cáo gửi NHNN thấp hơn so với thực tế, nhằm giảm chi phí trong việc trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời với số lượng nợ xấu tăng thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu cũng đáng quan ngại, năm 2008 nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng khoảng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64%, đến 10 tháng đầu năm 2012 tăng 66%.

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w