Đối với AgriBank Việt Nam

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 138 - 140)

IV. Chênh lệch cộng dồn

3.3.2. Đối với AgriBank Việt Nam

Thứ nhất, thành lập Ban/Phòng phân tích tài chính tại trụ sở chính và các chi nhánh cấp tính(loại 1). Ban/Phòng chức năng này đặt dước sự quản lý trực tiếp của Tổng/Giám đốc, có thể tiến hành phân tích đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, của các đối thủ cạnh tranh khác theo một quy trình nhất định. Với việc chuyên môn hóa như vậy, công tác phân tích BCTC sẽ được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả hơn, tạo ra nguồn thông tin đã qua xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp các nhà quản trị AgriBank có được những cơ sở để ra quyết định quản trị.

Thứ hai, nghiên cứu ban hành một mô hình khung phân tích tài chính, trong đó có hệ thống chỉ tiêu và cách tính toán các chỉ tiêu triển khai đến tất cả Agribank chi nhánh cấp tỉnh. Định kỳ (năm 1 lần) tổ chức đánh giá, kết quả phân tích tài chính để bổ khuyết, thu nhận phản hồi của chi nhánh; trao đổi học

116

hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; cập nhật những thông tin mới rút kinh nghiệm qua mỗi kỳ phân tích.

Thứ ba, Nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực cán bộ phân tích thông qua việc đào tạo chuyên sâu đối với những cán bộ chuyên phân tích tài chính, hoạt động kinh doanh. Mời những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính, hoạt động kinh doanh truyền đạt để trao đổi kinh nghiệm trong, ngoài nuớc và tu vấn cho Agribank trong lĩnh vực này.

Thứ tư, trên cơ sở nguồn dữ liệu tập trung, Agribank nên tin học hóa phân tích tài chính, hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh thời gian phân tích, nâng cao độ chính xác của kết quả phân tích, giảm thiều thời gian lao động thủ công.

Thứ năm, Có chế độ đãi ngộ đối với các chuyên gia, nhất là chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính, hoạt động kinh doanh. Để phân tích tốt đuợc tài chính hoạt động kinh doanh cần phải có nguời có trình độ am hiểu vừa tổng hợp vừa chi tiết vừa chuyên sâu, cả vĩ mô, và vi mô mà không phải cán bộ ngân hàng nào cũng đáp ứng đuợc. Do vậy cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng để họ thấy chi phí mình bỏ ra trong quá trình học tập, nghiên cứu đuợc bùi đắp xứng đáng.

117

KẾT LUẬN

Hiện nay, nền kinh tế trong nước cũng như bối cảnh kinh tế quốc tế vần còn tồn tại nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải một mặt tăng cường hoạt động, mặt khác, tăng cường công tác quản lý rủi ro. Để giải quyết được cả hai vấn đề trên, một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu là nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính ngân hàng. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, cùng với việc kế thừa những nghiên cứu trước đó, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng phân tích tài chính ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương, thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sức khỏe tài chính của đơn vị.

Thứ ba, căn cứ, định hướng và mục tiêu hoạt động của đơn vị, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hải Dương.

Do giới hạn về số liệu cũng như thời gian nghiên cứu, nên luận văn còn nhiều hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét của Hội đồng đánh giá để hoàn thiện thêm luận văn, và áp dụng trực tiếp vào thực tiễn công việc.

118

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w