Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng 1 Phân tích rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 106)

I Ngoại tệ quy VND

2.2.4 Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng 1 Phân tích rủi ro tín dụng

2.2.4.1. Phân tích rủi ro tín dụng

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:

Mặc dù nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng chất lượng tín dụng chưa ổn định, trong dư nợ vẫn còn một số khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản ở một số đơn vị còn thiếu kiên quyết, lúng túng, tiến độ chậm; nhiều khách hàng thiếu thiện chí, thiếu hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm; công tác điều hành, chỉ đạo về thu hồi nợ xấu, hoạt động của Tổ

83

hoạch giao; còn hiện tượng vi phạm quyền phán quyết trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, cấp hạn mức thấu chi vượt quá mức quy định hiện hành

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu tại AgriBank Hải Dương

Nợ xấu/tổng DN 2.65

% %1,89 0,76%- 0.86% 1,03%-

Nợ xấu/tổng DN cho

Các TCTDNgoài quốc doanh Các TCTD Nhà nước 2012 2011 2012 2011 Nợ xấu 108,7 9 53,5 402,7 9 321 Trong đó, nợ ngắn hạn 83,05 25,8 247,4 5 7 150, Tổng dư nợ 7408, 1 7027,8 2493 3 2158 3 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,46% 0,76% 1,61 % % 1,48

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010,2011, 2012)

Sang năm 2012, Nợ xấu tại thời điểm cuối năm có giảm so với năm 2011 (giảm 48,5 tỉ đồng) chủ yếu do các đơn vị thực hiện xử lí rủi ro một số khoản nợ khó đòi chủ yếu là phương tiện vận tải thủy (chi nhánh Kim Thành, Thanh Hà, Thành Phố, Thanh Bình) ; Tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa bền vững. Những tồn tại về nợ xấu trên, một mặt do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, các doanh nghiệp gặp khó khăn do hàng hóa tồn kho cao, chậm tiêu thụ, chậm trả lãi, gốc phải chuyển nhóm nợ và khó có khả năng thu hồi trong thời gian ngắn.

84

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

(Nguồn: BCTK các tô chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2011, 2012)

So với tình hình chung trên địa bàn, nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Duơng ở mức tuơng đối thấp. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác quản lý và thu nợ, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tại đơn vị như vậy là tương đối an toàn, qua đó phản ánh sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại đơn vị.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, AgriBank tỉnh Hải Dương luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng bởi nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu nợ thấp, có nghĩa là ngân hàng có nhiều khoản vay có vấn đề, nhiều nợ tồn đọng thì tình hình kinh doanh cũng sẽ không có kết quả tốt. Do vây, việc quan tâm đánh giá chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra trong họat động thực tiễn hàng ngày của ngân hàng.

Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình nhà quản trị AgriBankchi nhánh Hải Dương đã sử dụng phương pháp phân tổ để phân loại nợ thành các loại sau:

85

- Nợ cần chú ý. - Nợ dưới chuẩn. - Nợ nghi ngờ.

- Nợ có khẳ năng mất vốn.

Từ đó nhà quản trị xác định được tình hình nợ xấu của ngân hàng như sau: Năm 2010 nợ xấu của chi nhánh là chiếm 2,65% trong tổng dư nợ của AgriBankchi nhánh Hải Dương. Sang đến năm 2011, nợ xấu của AgriBankchi nhánh Hải Dương là 108,7 tỷ đồng chiếm 1,89% trong tổng dư nợ. Như vậy, nợ xấu năm 2011 đã giảm 0,76%. Đặc biệt, sang năm 2012, nợ xấu của ngân hàng chỉ còn 60,4 tỷ đồng, chiếm 0,86% trong tổng dư nợ. Nếu như trong giai đoạn 2008-2010, tỷ lệ nợ xấu có những năm vượt quá giới hạn cho phép của ngân hàng cấp trên do bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính không ổn định; thì sang đến giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng giảm, điều này một phần là do tình hình kinh tế tài chính tuy còn nhiều bất ổn nhưng đã có những chỉ báo tích cực cho sự hồi phục, đồng thời, công tác quản lý, xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng được quan tâm hơn, thể hiện rõ nhất ở công tác quản lý nợ, lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ đến hạn và quá hạn, giảm tỷ lệ nợ xấu để hạn chế các loại rủi ro có thể xảy ra tại đơn vị.

Các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng phương pháp phân tích để phân chia các khoản nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như: theo tiêu thức thời gian, tiêu thức nguyên nhân để có thể có cái nhìn toàn diện hơn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời và có hiệu quả.

Trên cơ sở số liệu về nợ quá hạn và quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tháng 4/2005,và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493 và Quyết định

86

phương pháp phân tổ phân loại tài sản có để trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Theo đó những khoản cho vay chưa đến kỳ hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn) thuộc nhóm 1: những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 180 ngày và những khoản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 90 ngày được xếp vào nhóm 2; trong nhóm 3 gồm những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 đến 360 ngày, những khoản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày; còn lại, những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên và những khoản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên thuộc về nhóm 5. Trên cơ sở phân tổ nợ quá hạn như trên, AgriBank tỉnh Hải Dương sẽ tính toán số dự phòng phải trích.

Qua việc khảo sát công tác phân tích tình hình tín dụng của AgriBank tỉnh Hải Dương ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Nhà quản trị ngân hàng AgriBankchi nhánh Hải Dương đã phân tích tương đối toàn diện và rõ nét về hoạt động tín dụng của ngân hàng mình, từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động tín dụng của AgriBank chi nhánh Hải Dương trong các kỳ hoạt động đã qua.

Thứ hai:Để phân tích họat động cho vay các nhà phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh và rất linh hoạt trong cách diễn giải nội dung kinh tế của các phương pháp này khi sử dụng phương pháp biểu đồ. Kết hợp với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rất rộng, không những mang tính chất tổng hợp mà còn được chi tiết hoá khá cụ thể, các phương pháp phân tích này đã cho nhà phân tích đánh giá tình tín dụng một cách tương đối toàn diện trên nhiều mặt, từ quy mô, cơ cấu cho vay đến chất lượng hoạt động này.

87

Thứ hu.∙Trong việc phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng ngân hàng không có những chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu tín dụng với thực tế tình hình huy động vốn của mình, do đó không thấy đuợc mối quan hệ gắn kết giữa hai mảng hoạt động này.

Thứ tư:Qua phân tích rủi ro tín dụng ta thấy có thời kỳ chi nhánh Thanh Bình, PGD số 2 trực thuộc agribank Hải Duơng cho vay vào lĩnh vực vận tải đuờng thủy nội địa chiếm tỷ trọng lớn, khi cơ chế thay đổi tình hình khó khăn đã dẫn đến khách hàng không trả nợ cho ngân hàng đẩy nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu 1175 phân tích tài chính tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w