Điều hành CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29)

* Điều hành bằng công cụ dự trữ bắt buộc

- DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức

dự trũ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.

- Cơ chế tác động của DTBB: Việc thay đổi tỷ lệ DTBB và do đó mức DTBB ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng như sau: tỷ lệ DTBB tăng lên sẽ làm giảm khả năng cho vay của hệ thống NHTM, giảm hệ số tạo tiền và do đó khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống NH, giảm mức cung vốn NHTW trên thị trường liên NH. Quyết định giảm tỷ lệ DTBB sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại.

Về nguyên tắc, dự trữ bắt buộc được tính như sau:

Mức dự trữ bắt buộc = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc x Số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ bắt buộc kỳ xác định

Kỳ xác định là kỳ (hay số ngày) được sử dụng để tính số dư bình quân của các tài khoản phải tính dự trữ bắt buộc.

Λ 1 1 λ 1 λ , ι λ. Tổng số dư cuối ngày của các tài khoản phải Số <ta ω∏h quân Cta tài dự t⅛ bắt buộc

khoản phải tính dự trữ bắt = —---:---

buộc Số ngày của kỳ xác định

Mức dự trữ bắt buộc tính vào cuối kỳ xác định được dùng làm căn cứ để xem xét việc chấp hành qui định về dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì.

Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian mà đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc phải thực hiện theo mức đã được tính toán vào cuối kỳ xác định. Điều này nghĩa là trong suốt kỳ duy trì, dự trữ bình quân thực sự phải luôn luôn lớn hơn hoặc tối thiểu phải bằng mức dự trữ bắt buộc đã tính toán vào cuối kỳ xác định.

* Công cụ tái chiết khấu

Công cụ tái chiết khấu bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các

chứng từ có giá ngắn hạn; chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu. Các NHTM đi vay NHTW nhằm bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và

hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền

kinh tế, ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán của các NH khi cần thiết. Điểm khác biệt chủ yếu giữa dự trữ đi vay và dự trữ khác là chúng phải được trả lại cho NHTW khi đến hạn.

Cơ chế ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng: đối với công cụ này NHTW ấn định hạn mức TCK, lãi suất TCK và các điều kiện TCK. Những thay đổi này ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng chỉ khi các NHTM có nhu cầu vay NHTW và ảnh hưởng qua cả hai con đường: khối lượng (hạn mức) và giá (lãi suất TCK).

Công cụ này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt các mục tiêu trung gian. Tuy nhiên, mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTW. Vì thế, nó là công cụ kém chủ động. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường sử dụng kết hợp với công cụ DTBB.

* Công cụ hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dự nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ được quy định cho từng NH căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng NH (cơ cấu khách hàng, mức rủi ro), định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ các đối tượng chính sách và nó phải nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng. Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị truờng tiền tệ chưa phát triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động lãi suất hay NHTW không có khả năng khống chế và kiểm soát được sự biến động của lượng vốn khả dụng của hệ thống NHTM thì công cụ hạn mức tín

dụng là cứu cánh của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi khi đi ngược lại chiều hướng biến động của thị trường tín dụng, do đó, đẩy lãi suất lên cao hoặc làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM.

* Công cụ thị trường mở

NVTTM là các hoạt động của NHTW trên TTM thông qua việc mua bán các chứng khoán. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất.

Cơ chế tác động của NVTTM: (1) khi NHTW mua (bán) các chứng khoán, nó sẽ làm giảm (tăng) ngay lập tức dự trữ của các NHTM dù người bán là NHTM hay khách hàng của nó. Vì thế khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống NH giảm xuống ảnh hưởng đến lượng tiền cung

ứng; (2) khi vốn khả dụng của từng NH, cá nhân giảm (tăng) do tác động của hoạt động thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên NH giảm xuống (tăng), trong điều kiện các yếu tố liên quan không đổi, lãi suất thị trường

liên NH tăng lên (giảm xuống). Thông qua các hoạt động kinh doanh chênh lệch

về lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến các mức lãi suất của các công cụ thị

trường mở, và lãi suất thị trường trái phiếu. Kết quả là chi phí cơ hội đối với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốn tăng lên (giảm xuống), làm giảm nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội, và do đó mà giảm sản lượng, giá cả và công ăn việc làm; (3) hoạt động TTM còn ảnh

hưởng đến cung cầu và do đó giá các chứng khoán thuộc phạm vị can thiệp, chủ

yếu là tín phiếu kho bạc. Trong trường hợp NHTW bán chứng khoán, lượng chưng khoán tăng lên trong khi nhu cầu chứng khoán không tăng, làm cho giá cả

các chứng khoán giảm xuống, mức sinh lời của chúng tăng lên. Điều này buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tăng lãi suất để hạn chế tình trạng “phi trung gian

hoá”. Đồng thời lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng bị kịch thích

tăng tương ứng.

Đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian có hiệu quả nhất vì nó rất linh hoạt và chủ động. Hơn nữa sự tác động của NVTTM là lợi dụng cơ chế của thị trưòng nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHTW. Măc dù NVTTM được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; những người kinh doanh chứng khoán khộng bị bắt buộc mua hoặc bán theo một giá ấn định, nhưng NHTW có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỀU HÀNH CSTT VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1.3.1. Nhân tố chủ quan

(i) Mức độ độc lập của NHTW

Tính độc lập ở đây không có nghĩa là độc lập hoàn toàn với Chính phủ nhưng nó phải được tự do trong việc lựa chọn các công cụ để đạt được mục tiêu mà Chính phủ cho là hợp lý. Để làm được điều này, cần phải có sự cân bằng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Điều này có nghĩa là không được để chính sách tài chính1 có ưu thế hơn CSTT, tức chính sách tài chính không được bức chế CSTT. Tự do khỏi bó buộc của chính sách tài khoá hàm ý rằng việc vay mượn của Chính phủ từ NHTW là rất ít hoặc không có và thị trường tài chính nội địa đủ sâu để hấp thụ các khoản nợ công trái Chính phủ. Nó cũng hàm ý rằng, Chính phủ cần có một cơ sở thu nhập vững trãi và không cần dựa nhiều vào thu nhập có được từ “thuế đúc tiền”.

1Chính sách tài chính là hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp của Nhà nước trong việc

động viên, phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và điều hành đồng bộ hoạt động của hệ thống tài chính hướng vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội đã định.

(ii) Cách thức lựa chọn mục tiêu và phương thức điều hành CSTT của NHTW

Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các nước cũng cho thấy, chính sách tiền tệ chỉ đạt hiệu quả khi theo đuổi duy nhất mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả. Điều này xuất phát từ khả năng tác động của CSTT đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, ổn định giá cả sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, mặc dù chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, nhưng CSTT vẫn đáp ứng được mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua CSTT của Việt Nam không phải theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả mà thực hiện một CSTT đa mục tiêu, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng (vấn đề này sẽ được thể hiện rõ trong phần sau). Do vậy, sự lựa chọn đa mục tiêu sẽ giảm đáng kể đến hiệu quả của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát, đôi khi trong thực tế việc điều hành CSTT chủ yếu nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, lựa chọn phương thức điều hành hợp lý, linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và tình hình thực tiễn cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT. Ngân hàng Trung ương có thể chọn phương thức điều hành CSTT dựa vào lượng tiền cung ứng, hay CSTT dựa vào chế độ tỷ giá cố định và CSTT dựa vào mức GDP danh nghĩa. Trong những năm gần đây, một số NHTW các nước đã quyết định chuyển hướng sang việc thiết lập CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

(iii) Hệ thống thống thông tin, thống kê tiền tệ và công tác dự báo lạm phát

Đây yếu tố rất quan trọng để cơ quan quản lý xác định mục tiêu và phương thức điều hành CSTT có hiệu quả. Đây là nền tảng cho việc xác định cơ chế truyền tải và lựa chọn một khuân khổ CSTT, cũng như hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chương trình tiền tệ có mức độ chính xác cao.

Ngoài ra, công tác dự báo, mô hình dự báo lạm phát hiện đại và phù hợp cũng góp phần quan trọng cho việc điều hành CSTT. Hiện nay, NHTW các nước thường sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo chỉ tiêu lạm phát. Kinh tế lượng là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một phần mềm dự báo với cơ sở dữ liệu của 10 năm qua; phải có cán bộ có kiến thức về kinh tế vĩ mô, mô hình dự báo tiền tệ đòi hỏi phải phù hợp với tình hình thực tế, nên cần có những cán bộ có kinh nghiệm phân tích các nhân tố tác động.

1.3.2. Nguyên nhân khách quan

(i) Sự can thiệp của chính phủ trong các thị trường tài chính. Sự can thiệp của chính phủ có thể ảnh hưởng đến việc điều hành CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát theo ba cách:

- Áp đặt kiểm soát lãi suất hoặc những áp đặt giá cả của thị trường tài chính;

- Áp đặt những hạn chế trực tiếp về cho vay ngân hàng; hoặc

- Cung cấp khoản tín dụng được chính phủ tài trợ cho các khu vực được lựa chọn. Việc áp đặt lãi suất hoặc áp đặt giá của thị trường tài chính, sẽ hướng sự tác động CSTT qua kênh tín dụng, bởi vì khi đó lãi suất hoặc giá cả của thị trường tài chính thay đổi không chịu tác động bởi các yếu tố cung cầu trên thị trường, nên tác động của CSTT qua kênh lãi suất hoặc giá tài sản sẽ kém hiệu quả trong điều kiện như vậy . Việc kiểm soát trực tiếp số lượng và sự phân bổ tín dụng sẽ dẫn tới việc kiểm soát tiền tệ theo cơ chế trực tiếp (sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp) hơn là kiểm soát tiền tệ gián tiếp, như thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Trong trường hợp Chính phủ tài trợ đáng kể tín dụng cho các khu vực lựa chọn, thì việc truyền tải CSTT qua kênh tín dụng cũng bị hạn chế. Khi đó tín dụng được tài trợ cho các doanh nghiệp không chỉ từ nguồn vốn ngân hàng, mà cả từ các nguồn của Chính phủ, qua đó những thay đổi hạn chế

(hoặc tăng) cung tiền tác động đến thay đổi nguồn vốn của doanh nghiệp, hoặc những thay đổi lãi suất trên thị trường cũng hạn chế hơn.

Nói cách khác là vai trò điều tiết cung cầu vốn trên thị trường của NHTW bị hạn chế nhiều khi thị trường có sự can thiệp của Chính phủ về số lượng cũng như giá cả tín dụng trên thị trường. Đồng thời sự phản ứng của các định chế tài chính kém nhạy cảm đối với sự điều chỉnh lãi suất hoặc đối với những tín hiệu chính sách của NHTW

(ii) Tính cạnh tranh, độ sâu và sự đa dạng của thị trường tài chính

Trong một môi trường tài chính mở rộng tự do, một đặc điểm quan trọng của tác động CSTT là sự phản hồi nhanh của các mức lãi suất mà những người vay và người gửi tiền tiết kiệm chấp nhận đối với lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn, mà mức lãi suất này chịu ảnh hưởng trực tiếp của NHTW. Nhiều yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khía cạnh truyền tải này, cụ thể là:

- Mức độ cạnh tranh của khu vực ngân hàng;

- Sự tiếp cận các nguồn huy động vốn khác; (iii) và độ sâu của thị trường tài chính.

- Phản ứng của lãi suất tiền gửi và cho vay đối với những thay đổi của lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ càng nhanh và càng lớn thì cơ chế truyền tải của các biện pháp chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế cũng nhanh hơn, có ảnh hưởng nhiều hơn. Sự phản ứng này, ngoài việc tuỳ thuộc vào sự kiểm soát hay can thiệp của NHTW đối với lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, mà còn chịu ảnh hưởng lớn ở mức độ cạnh tranh trong khu vực ngân hàng. Khi hệ thống ngân hàng phát triển không tạo ra những rào cản với những người tham gia, đặc biệt là rào cản với các ngân hàng nước ngoài và các thị trường có tính cạnh tranh, thì sự thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ có thể ảnh hưởng nhanh tới lãi suất tiền gửi và cho vay. Ngược lại, trong một khu vực ngân hàng có việc tập trung cao độ vào một số ít các ngân hàng trong

việc quyết định giá vốn, thì sẽ tạo ra sự phản ứng chậm chạm trong lãi suất tiền gửi và cho vay đối với sự thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, trong hệ thống ngân hàng xuất hiện các ngân hàng thương mại quốc doanh thì sự phản ứng này còn chậm chạp hơn.

- Lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng trong nước còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của các hộ gia đình và công ty tới các nguồn vốn khác trong nước (bao gồm cả thị trường chứng khoán và các thị trường không chính thức khác). Sự ảnh hưởng của các nguồn vốn khác đến hiệu quả của CSTT là mức độ gắn kết của các nguồn vốn khác với thị trường tiền tệ và

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29)