Đối với các Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 112)

- Cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên giữa các Bộ, Ngành đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng và ban hành hệ thống thông tư liên Bộ,

trong việc thu thập, cung cấp và trao đổi thông tin cũng như việc cung cấp thông

tin cho công chúng.

- Bộ Tài chính và NHNN cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc điều hành CSTT và chính sách tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả bắt đầu bằng việc nêu bật vai trò của việc kiểm soát lam phát, đặc biệt là các năm tới đây. Bởi vì nó là tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô và kéo giảm lãi suất trong nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và góp phần tăng trưởng kinh tế. Để làm tốt được điều này thì NHNN phải cải thiện công tác dự báo lạm phát để twg đó có những chính sách phù hợp cho nền kinh tế. Tác giả cũng mạnh dạn đề suất một số các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát: lựa chọn mô hình điều hành chính sách tiền tệ; nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chương trình tiền tệ; đổi mới căn bản công tác phân tích, dự báo; hoàn thiện hệ thống thông tin trong nội bộ nghành; hoàn thiện các công cụ CSTT. Ngoài ra, Luận văn còn một số kiến nghị đối với Chính phủ và Quốc hội.

KẾT LUẬN

Tác giả đã đã sử dụng cách tiếp cận truyền thống về vai trò của NHTW trong kiểm soát lạm phát và việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW. Mặc dù luân van chữa đánh giá được tác động của việc đô la hóa đối với lạm nhưng luận văn đã đạt được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá lý luận về lạm phát, kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

2. Đánh giá thực trạng lạm phát và những nguyên nhân gây ra lạm phát ở

Việt Nam từ năm 2010 đến nay. Đồng thời, luận văn cũng tập trung phân tích, đánh giá thực trạng điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này, từ đó đưa ra được những thành tựu đạt được và hạn chế trong việc

điều hành CSTT.

4. Trên cơ sở những phân tích ở trên, luận văn đưa ra nhóm giải pháp để hoàn thiện điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong

thời gian tới.

5. Để có được sự hỗ trợ đắc lực từ Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan khác, luận văn đưa ra các kiến nghị cần thiết để có thể thực hiện thành

công các giải pháp nêu trên.

Điều hành CSTT linh hoạt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng vẫn

hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế là một vấn đề phức tạp và cấp thiết trong thời

điểm hiện nay. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như tất cả những độc giả quan tâm đến vấn đề này để khi có điều kiện luận văn sẽ được hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), “Đề án phát triển thị trường tài chính”.

2. David cox (1997), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Lê Vinh Danh (1996), “Tiền và hoạt động ngân hàng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Nguyễn Đăng Dờn (2000), “Vài ý kiến về lãi suất, lãi suất cơ bản và xu hướng tự do hóa lãi suất ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng (3).

5. Andreas Hauskrecht (2000), “Quá trình đô la hóa ngày càng tăng: Phân tích tình hình tiền tệ tại Việt Nam vào thời điểm đến tháng 8/2000” (bản dịch tiếng Việt), 2000.

6. Jonh Maney Keynes (1994), “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất tiền tệ trong nền kinh tế thị trường”, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. N. Gregory Man Kiw (1997), “ Kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Thống Kê.

8. “Luật Các tổ chức tín dụng” (1998), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 9. “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng”

(2004), Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà nội.

10. Frederic S. Mishkin (1999), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: "Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng từ năm 2010 đến năm 2012".

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, "Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trần cho vay tại các tổ chức tín dụng từ năm 2010 đến năm 2012".

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), "Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất cơ bản tại các tổ chức tín dụng từ năm 2008 đến năm tháng 8/2010".

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010 - 2012), “Báo cáo thường niên"”,,

2010 - 2011 - 2012.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (20010), “Chiến lược tổng thể phát triển ngành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2015'.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), “Hội thảo định hướng điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam’”.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), “Hội thảo kinh tế thị trường, Ngân hàng trung ương và Chính phủ - Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp”.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010 - 2012), "Báo cáo tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2010 - 2011 - 2012".

19. Nguyễn Đồng Tiến (2002), “Giải pháp thực hiện có hiệu quả cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VNĐ”, Tạp chí Ngân hàng (8).

Tiếng Anh

20. Alain Ize and Eduardo Levey-Yeyati (1998), “Dollarization of financial Intermedia causes and policy implications”, IMF Working paper, No. WP/98/28, IMF.

21. David S.Kidwell (1997), “ Financial Institutions, Markets and money”, The Dryden Press.

22. Frederic S. Mishkin (2000), “The economics of money, banking, financial markets, 5th ed, Addison - Wesley, Inc.

23. Jonh R.Dodsworth, et. al. (1995), “Vietnam transition to a market economic”, Occasional paper 135, IMF.

24. Luis Catao and Macro Terrones (2000), “Determinants of dollarization: The banking side”, IMF Working paper No. WP/00/146, IMF.

25. N. Gregory Man Kiw (1994), “Macroeconomics, 2nd ed.”, Worth Publisher.

26. ‘Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tín dụng” của Việt Hà (2006)

27. Báo cáo “Kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững” của TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008)

28. "Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm của một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”. CủaPGS.,TS. Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy. (2009)

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 112)