Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)

(i) Mức độ độc lập của NHTW

Tính độc lập ở đây không có nghĩa là độc lập hoàn toàn với Chính phủ nhưng nó phải được tự do trong việc lựa chọn các công cụ để đạt được mục tiêu mà Chính phủ cho là hợp lý. Để làm được điều này, cần phải có sự cân bằng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Điều này có nghĩa là không được để chính sách tài chính1 có ưu thế hơn CSTT, tức chính sách tài chính không được bức chế CSTT. Tự do khỏi bó buộc của chính sách tài khoá hàm ý rằng việc vay mượn của Chính phủ từ NHTW là rất ít hoặc không có và thị trường tài chính nội địa đủ sâu để hấp thụ các khoản nợ công trái Chính phủ. Nó cũng hàm ý rằng, Chính phủ cần có một cơ sở thu nhập vững trãi và không cần dựa nhiều vào thu nhập có được từ “thuế đúc tiền”.

1Chính sách tài chính là hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp của Nhà nước trong việc

động viên, phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và điều hành đồng bộ hoạt động của hệ thống tài chính hướng vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội đã định.

(ii) Cách thức lựa chọn mục tiêu và phương thức điều hành CSTT của NHTW

Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các nước cũng cho thấy, chính sách tiền tệ chỉ đạt hiệu quả khi theo đuổi duy nhất mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả. Điều này xuất phát từ khả năng tác động của CSTT đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, ổn định giá cả sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, mặc dù chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, nhưng CSTT vẫn đáp ứng được mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua CSTT của Việt Nam không phải theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả mà thực hiện một CSTT đa mục tiêu, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng (vấn đề này sẽ được thể hiện rõ trong phần sau). Do vậy, sự lựa chọn đa mục tiêu sẽ giảm đáng kể đến hiệu quả của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát, đôi khi trong thực tế việc điều hành CSTT chủ yếu nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, lựa chọn phương thức điều hành hợp lý, linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và tình hình thực tiễn cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT. Ngân hàng Trung ương có thể chọn phương thức điều hành CSTT dựa vào lượng tiền cung ứng, hay CSTT dựa vào chế độ tỷ giá cố định và CSTT dựa vào mức GDP danh nghĩa. Trong những năm gần đây, một số NHTW các nước đã quyết định chuyển hướng sang việc thiết lập CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

(iii) Hệ thống thống thông tin, thống kê tiền tệ và công tác dự báo lạm phát

Đây yếu tố rất quan trọng để cơ quan quản lý xác định mục tiêu và phương thức điều hành CSTT có hiệu quả. Đây là nền tảng cho việc xác định cơ chế truyền tải và lựa chọn một khuân khổ CSTT, cũng như hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chương trình tiền tệ có mức độ chính xác cao.

Ngoài ra, công tác dự báo, mô hình dự báo lạm phát hiện đại và phù hợp cũng góp phần quan trọng cho việc điều hành CSTT. Hiện nay, NHTW các nước thường sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo chỉ tiêu lạm phát. Kinh tế lượng là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một phần mềm dự báo với cơ sở dữ liệu của 10 năm qua; phải có cán bộ có kiến thức về kinh tế vĩ mô, mô hình dự báo tiền tệ đòi hỏi phải phù hợp với tình hình thực tế, nên cần có những cán bộ có kinh nghiệm phân tích các nhân tố tác động.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)