Dự báo lạm phát

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93)

- Các căn cứ để dự báo:

* Dự báo về tình hình kinh tế thế giới:

+ Tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm: Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế, kinh tế của Mỹ và kinh tế toàn cầu trong năm 2013 suy yếu sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. IMF đã dự báo về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 ở mức 3,3%. Đáng chú ý là các nền kinh tế phát triển trong năm 2013 được dự báo sẽ tăng trưởng thấp.

+ Giá cả nhiều mặt hàng có xu hướng giảm: Nhu cầu toàn cầu yếu đi đang gây sức ép mạnh lên giá cả hàng hóa. Giá dầu đã giảm hơn 20% trong năm 2012. Dự báo giá dầu của IMF trong năm 2013 cũng được điều chỉnh giảm so với dự báo đưa ra tháng 10/2012, do tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại. Tương tự, giá thực phẩm và thép cũng giảm mạnh so với khi đạt đỉnh gần đây. Trong khi sự giảm giá này sẽ làm giảm gánh nặng đối với người tiêu dùng tại các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi tại châu Âu và châu á, nó làm giảm triển vọng tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế đang phát triển khác.

+ Sức ép lạm phát giảm bớt: Sự kết hợp giữa giá cả hàng hóa ổn định và tăng trưởng kinh tế sụt giảm sẽ giúp kiềm chế sức ép lạm phát. Tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát ngắn hạn sẽ giảm xuống dưới 1,5% vào cuối năm 20013. Tại các nền kinh tế mới nổi, lạm phát được dự báo cũng sẽ giảm, mặc dù giảm chậm hơn. Tuy nhiên, tại một loạt các quốc gia, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do giá cả hàng hóa cao hơn và sức ép đối với các điều kiện nguồn cung tại chỗ tác động đến yêu cầu tăng lương và kỳ vọng lạm phát.

* Kinh tế trong nước:

+ Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu những khó khăn từ khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu. Điều này khiến cho kinh tế toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư...

+ Nền kinh tế sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm 200, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, các DN khó khăn do lạm phát, hoạt động tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro ...

+ Khả năng cung cấp nguồn thực phẩm gặp khó khăn do thiên tai khắc nghiệt (mưa, bão, lũ lụt) và việc khống chế, khắc phục hậu quả dịch bệnh đòi hỏi thời gian và chi phí.

+ Việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiếu yếu theo lộ trình như điện, than, xi măng... sẽ làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào của nhiều ngành sản xuất

+ Sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu có thể gây áp lực tăng giá hàng hoá do tăng cầu có khả năng thanh toán, và gây tác động tâm lý làm giá cả tăng.

- Dự báo một số chỉ tiêu kinhh tế vĩ mô năm 2013:

^CPI 9 <6

3.2.1. Mục tiêu điều hành CSTT

- Mục tiêu phát triển đến năm 2015:

+ Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.

thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ CSTT gián tiếp.

+ Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. NHNN cần kiểm soát về cơ bản toàn bộ khối lượng tiền và các luồng tiền trong nền kinh tế.

- Một số chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng định hướng đến năm 2015: + Tăng trưởng bình quân (M2) là 18 - 20%/năm;

+ Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2015 là 100 - 115%.

3.2.2. Định hướng cụ thể về điều hành chính sách tiền tệ

- Nâng cao năng lực của NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

- Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất.

- Tạo lập các điều kiện cần thiết để NHNN có thể duy trì điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu.

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆNHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

3.3.1. Lựa chọn mô hình điều hành CSTT của NHNN phù hợp với tìnhhình hiện nay và một số năm tiếp theo hình hiện nay và một số năm tiếp theo

Trước khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, điều hành CSTT của NHNN được thực hiện theo phương pháp điều tiết khối lượng. Tuy nhiên, từ sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, tức là về cơ bản đã tự do hoá lãi suất, trong cách điều hành của NHNN hướng tới điều tiết theo giá cả, tức là

coi lãi suất thị trường, tỷ giá như là một mục tiêu trung gian, đi liền đó mục tiêu hoạt động cũng là lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở. Thực tế đã cho thấy rằng lựa chọn việc điều hành theo giá cả là không mang lại hiệu quả, IMF cũng đã rút ra kinh nghiệm từ các nước là, (i) đã lựa chọn lãi suất là mục tiêu trung gian thì không thể chọn tỷ giá và ngược lại. (ii)Trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, các công cụ CSTT còn chưa hoàn thiện, thì việc điều hành CSTT theo điều tiết khối lượng thì hiệu quả hơn là điều tiết theo giá cả.

Từ kết quả điều hành của Việt Nam trong hơn 1 năm qua, cùng với những tổng kết kinh nghiệm của các nước, có thể thấy rằng trong giai đoạn thị trường tiền tệ chưa phát triển, công tác phân tích và dự báo của NHNN chưa áp dụng được mô hình kinh tế lượng, thì mô hình điều hành hiệu quả nhất là sử dụng điều tiết theo khối lượng hơn là điều tiết theo giá cả. Tuy nhiên, cần theo dõi sát các biến động về lãi suất và tỷ giá để có những giải pháp cảnh báo kịp thời.

Vấn đề đặt ra là từ nay đến 2015 cần tạo dựng các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện điều hành CSTT theo mô hình điều tiết giá cả. Các giải pháp đề cập, dưới đây nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở tạo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện điều tiết tiền tệ theo giá cả và điều hành có hiệu quả việc điều hành theo khối lượng.

Trong mô hình điều hành theo khối lượng, việc lựa chọn mục tiêu trung gian là MS, hay tín dụng nền kinh tế hiệu quả hơn đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng. Bên cạnh những phân tích định tính cần có những phân tích định lượng. Trong phạm vi luận văn này chưa thể tiếp cận được việc phân tích theo định lượng nên chưa thể để xuất mục tiêu trung gian nào là hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, những phân tích trên cho thấy những hạn chế của MS trong việc tác động đến giá cả và tăng trưởng kinh tế. Nếu sử dụng phương pháp loại trừ

thì tín dụng là mục tiêu trung gian có thể sẽ hiệu quả hơn.

3.3.2. Nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chương trình tiền tệ

Xây dựng chương trình tiền tệ phải được coi là nội dung bắt buộc trong hoạch định CSTT hàng năm, vì tạo dựng được chương trình tiền tệ là tạo dựng được một định hướng điều hành CSTT rất rõ ràng trong năm và điều hành CSTT đó luôn được đặt trong mối quan hệ với các khu vực kinh tế vĩ mô khác. Do vậy, cho dù điều hành CSTT theo mô hình khối lượng hay giá cả đều cần thiết phải có chương trình tiền tệ hàng năm, có như vậy quá trình điều hành mới thấy trước được những tác động của các khu vực khác của nên kinh tế tác động đến các hoạt động tiền tệ, và ngược lại cũng lương trước được phần nào tác động của CSTT đến hoạt động kinh tế.

Nội dung của chương trình tiền tệ bao gồm việc dự báo các chỉ tiêu tiền tệ trên bảng cân đối tiền tệ toàn ngành và bảng cân đổi tiền tệ của NHNN hàng năm có chia ra từng quí và 6 tháng đánh giá lại để điều chỉnh 6 tháng tiếp theo.Đồng thời đưa ra các giải pháp để đạt được các tiêu chí đó. Để xây dựng được một chương trình tiền tệ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu CSTT, cần phải có bước tiến hành phân tích và dự báo các nhân tố tác động của các khu vực khác của nền kinh tế tới tới diễn biến tiền tệ và ngược lại. Vần đề mấu chốt để có được chương trình tiền là phải có cán bộ có kiến thức về lập trình tài chính.

3.3.3. Đổi mới căn bản công tác phân tích, dự báo

Đây là công việc cần thiết, tạo nền tảng cho việc xác định cơ chế truyền tải và lựa chọn một khuân khổ CSTT hiệu quả, cũng như hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chương trình tiền tệ có mức độ chính xác cao. Với thực trạng công tác phân tích và dự báo hiện nay còn quá đơn giản, chủ yếu theo cảm tính thiếu sự phân tích định lượng nên khó có thế xác định được các mục tiêu của CSTT một cách chính xác và có được cơ chế chuyển tải hiệu quả. Do vậy,

cần đổi mới căn bản thực trạng này bằng cách đưa mô hình kinh tế lượng vào việc phân tích, dự báo tiền tệ.

Kinh tế lượng là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một phần mềm dự báo với cơ sở dữ liệu của 10 năm qua; phải có cán bộ có kiến thức về kinh tế vĩ mô, mô hình dự báo tiền tệ đòi hỏi phải phù hợp với tình hình thực tế, nên cần có những cán bộ có kinh nghiệm phân tích các nhân tố tác động. Vì vậy, cần có giải pháp để từng bước thực hiện. Trên thực tế, tại NHNN, một số cán bộ đã chạy thử mô hình dự báo thử về hàm cầu tiền tệ và lạm phát, nhưng còn quá đơn giản và còn nhiều hạn chế. Để đóng góp cơ sở khoa học trong phân tích định lượng về điều hành chính sách tiền tệ, cần:

- Có kế hoạch đào tạo cán bộ toàn diện nắm vững kiến thức về kinh tế vĩ mô hiện đại, phân tích và lập chương trình tài chính xem xét tổng thể việc điều hành chính sách tiền tệ trong mối liên hệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời biết áp dụng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng. Hiện nay, số lượng cán bộ đủ yêu cầu trên còn ít và mới chỉ bước đầu sử dụng được kinh tế lượng, chưa được đào tạo bài bản nên hạn chế trong việc sử dụng, phân tích và dự báo.

- Cần bố trí cán bộ chuyên trách cho công việc phân tích và dự báo trên cơ sở phân tích định lượng. Hiện nay, những cán bộ có kiến thức về kinh tế lượng chưa có thời gian nghiên cứu sâu do phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác.

- Cần chú trọng đến việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho việc phân tích định lượng như trang bị tài liệu chuyên về phân tích kinh tế lượng, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm và cài đặt các chương trình trong máy tính, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách có đủ trang thiết bị làm việc.

3.3.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong nội bộ ngành

được các yêu cầu phân tích, đánh giá, dự báo của ngành NH . Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo mới không chỉ phục vụ cho công tác xây dựng CSTT mà còn phục vụ cho việc xây dựng mô hình kinh tế lượng như nêu trên và phục vụ công tác điều hành chung của NHTW, đây là vấn đề bất cập nhất hiện nay. Năm 2005, NHNN đã có bước đổi mới căn bản công tác thống kê, chuyển từ báo cáo bằng mẫu biểu sang báo cáo bằng chỉ tiêu nhằm tạo lập một cơ sở dữ liệu cho NHNN, nhưng hiện nay vấn đề mẫu thống kê còn hẹp, chưa bao trùm được các hoạt động tiền tệ của các tổ chức khác hoạt động NH, phương thức thống kê còn đơn giản, lực lượng cán bộ làm công tác thống kê còn quá ít; Hệ thống công nghệ tin học của các NHTM chưa đồng nhất, nên mức độ chính xác, kịp thời còn nhiều hạn chế.

3.3.5. Hoàn thiện các công cụ CSTTa/ Công cụ lãi suất: a/ Công cụ lãi suất:

- Trong năm 2012, điều hành CSTT trên cơ sở kiểm soát khối lượng tiền bằng các công cụ gián tiếp, từng bước nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ lãi suất đến lãi suất thị trường; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu. Cụ thể như sau:

+ NHNN tiếp tục công bố các loại lãi suất theo quy định của Luật NHNN và xem xét điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất phù hợp với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể là:

* Các lãi suất do NHNN quy định: (i) Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; (ii) Lãi suất cơ bản; (iii) Lãi suất tái cấp vốn; (iv) Lãi suất chiết khấu; (v) Lãi suất tiền gửi của TCTD gửi tại NHNN, trong đó bao gồm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam của TCTD gửi tại NHNN trong phạm vi mức dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các TCTD gửi tại NHNN, lãi suất

tiền gửi thanh toán của tổ chức khác tại NHNN.

* Quan hệ về mặt định lượng giữa các mức lãi suất:

+ Lãi suất cơ bản được quy định ở mức gần sát lãi suất cho vay tốt nhất của các NHTM đối với khách hàng.

+ Lãi suất tái cấp vốn được quy định ở mức thấp hơn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhưng cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng để phát huy vai trò cho vay cuối cùng của công cụ tái cấp vốn.

+ Lãi suất chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn lãi suất tái cấp vốn và có biên độ chênh lệch khoảng 1-2%, nhằm xóa dần bao cấp qua kênh này và hạn chế việc TCTD lợi dụng nguồn vốn này để quay vòng.

+ Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường liên ngân hàng và được quy định ở mức thấp hơn hoặc bằng lãi suất cơ bản.

+ Lãi suất tiền gửi của TCTD tại NHNN được quy định ở mức thấp nhất trên thị trường liên ngân hàng.

- Giai đoạn 2012-2015:

Các mức lãi suất được xác định trên cơ sở mục tiêu điều hành CSTT, diễn biến cung - cầu vốn thị trường, lãi suất thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng biến động của lạm phát, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nguyên tắc: Lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất cao nhất; lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất tái cấp vốn và cao hơn lãi suất định hướng; lãi suất

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93)