Lạm phát năm 2011

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 60)

Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ dưới 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ là 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 lên 0,53%.

Đáng lưu ý, lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Như vậy, có thể đà tăng giá trong tháng đầu tiên của năm 2012 sẽ mạnh hơn do tác động kép của các yếu tố điều chỉnh giá hai mặt hàng nói trên và biến động tăng giá hàng hóa Tết Nguyên đán.

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ lạm phát theo tháng năm 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mục tiêu và nội dung điều hành CSTT

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 (6,8%) nhờ sự hồi phục của xuất khẩu và những điều tiết phù hợp về chính sách. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá. Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ

người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”.

Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.

Để thực hiện gói giải pháp tài chính thắt chặt, Bộ Tài chính đã sửa đổi mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2011 xuống mức dưới 5,0% GDP (thấp hơn so với mức ban đầu là 5,3%). Các Bộ, ngành khác... được yêu cầu phải cắt giảm 10% các chi phí hoạt động không cần thiết (không bao gồm lương và phụ cấp) đến hết năm 2011. Thu ngân sách năm 2011 cũng được điều chỉnh

tăng thêm 7-8% và Chính phủ đặt mục tiêu thu thêm thuế thông qua việc nâng cao hiệu quả thực thi quản lý thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Công Thương cũng xây dựng một kế hoạch giảm thâm hụt thương mại thông qua việc cố gắng cải thiện hiệu quả các hoạt động sản xuất để xuất khẩu, hạn chế những mặt hàng nhập khẩu nhất định...

Nguyên nhân gây ra lạm phát 2011

Nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam năm 2011 là do yếu tố tiền tệ. Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau

Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng như phân tích dưới đây.

Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí trong th ời gian qua và hiện vẫn được

khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán ...) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ có các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà còn có quan hệ chặt chẽ với không ít các tổ chức tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác.

Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày.

Thứ ba, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Như nhiều lần tôi đã phân tích, khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút.

Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiên lệch như trên còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định

giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn.

Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát luôn ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 60)