Lựa chọn mô hình điều hành CSTT của NHNN phù hợp với tình hình

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)

hình hiện nay và một số năm tiếp theo

Trước khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, điều hành CSTT của NHNN được thực hiện theo phương pháp điều tiết khối lượng. Tuy nhiên, từ sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, tức là về cơ bản đã tự do hoá lãi suất, trong cách điều hành của NHNN hướng tới điều tiết theo giá cả, tức là

coi lãi suất thị trường, tỷ giá như là một mục tiêu trung gian, đi liền đó mục tiêu hoạt động cũng là lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở. Thực tế đã cho thấy rằng lựa chọn việc điều hành theo giá cả là không mang lại hiệu quả, IMF cũng đã rút ra kinh nghiệm từ các nước là, (i) đã lựa chọn lãi suất là mục tiêu trung gian thì không thể chọn tỷ giá và ngược lại. (ii)Trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, các công cụ CSTT còn chưa hoàn thiện, thì việc điều hành CSTT theo điều tiết khối lượng thì hiệu quả hơn là điều tiết theo giá cả.

Từ kết quả điều hành của Việt Nam trong hơn 1 năm qua, cùng với những tổng kết kinh nghiệm của các nước, có thể thấy rằng trong giai đoạn thị trường tiền tệ chưa phát triển, công tác phân tích và dự báo của NHNN chưa áp dụng được mô hình kinh tế lượng, thì mô hình điều hành hiệu quả nhất là sử dụng điều tiết theo khối lượng hơn là điều tiết theo giá cả. Tuy nhiên, cần theo dõi sát các biến động về lãi suất và tỷ giá để có những giải pháp cảnh báo kịp thời.

Vấn đề đặt ra là từ nay đến 2015 cần tạo dựng các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện điều hành CSTT theo mô hình điều tiết giá cả. Các giải pháp đề cập, dưới đây nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở tạo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện điều tiết tiền tệ theo giá cả và điều hành có hiệu quả việc điều hành theo khối lượng.

Trong mô hình điều hành theo khối lượng, việc lựa chọn mục tiêu trung gian là MS, hay tín dụng nền kinh tế hiệu quả hơn đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng. Bên cạnh những phân tích định tính cần có những phân tích định lượng. Trong phạm vi luận văn này chưa thể tiếp cận được việc phân tích theo định lượng nên chưa thể để xuất mục tiêu trung gian nào là hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, những phân tích trên cho thấy những hạn chế của MS trong việc tác động đến giá cả và tăng trưởng kinh tế. Nếu sử dụng phương pháp loại trừ

thì tín dụng là mục tiêu trung gian có thể sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)