Hoàn thiện các công cụ CSTT

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 106)

a/ Công cụ lãi suất:

- Trong năm 2012, điều hành CSTT trên cơ sở kiểm soát khối lượng tiền bằng các công cụ gián tiếp, từng bước nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ lãi suất đến lãi suất thị trường; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu. Cụ thể như sau:

+ NHNN tiếp tục công bố các loại lãi suất theo quy định của Luật NHNN và xem xét điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất phù hợp với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể là:

* Các lãi suất do NHNN quy định: (i) Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; (ii) Lãi suất cơ bản; (iii) Lãi suất tái cấp vốn; (iv) Lãi suất chiết khấu; (v) Lãi suất tiền gửi của TCTD gửi tại NHNN, trong đó bao gồm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam của TCTD gửi tại NHNN trong phạm vi mức dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các TCTD gửi tại NHNN, lãi suất

tiền gửi thanh toán của tổ chức khác tại NHNN.

* Quan hệ về mặt định lượng giữa các mức lãi suất:

+ Lãi suất cơ bản được quy định ở mức gần sát lãi suất cho vay tốt nhất của các NHTM đối với khách hàng.

+ Lãi suất tái cấp vốn được quy định ở mức thấp hơn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhưng cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng để phát huy vai trò cho vay cuối cùng của công cụ tái cấp vốn.

+ Lãi suất chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn lãi suất tái cấp vốn và có biên độ chênh lệch khoảng 1-2%, nhằm xóa dần bao cấp qua kênh này và hạn chế việc TCTD lợi dụng nguồn vốn này để quay vòng.

+ Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường liên ngân hàng và được quy định ở mức thấp hơn hoặc bằng lãi suất cơ bản.

+ Lãi suất tiền gửi của TCTD tại NHNN được quy định ở mức thấp nhất trên thị trường liên ngân hàng.

- Giai đoạn 2012-2015:

Các mức lãi suất được xác định trên cơ sở mục tiêu điều hành CSTT, diễn biến cung - cầu vốn thị trường, lãi suất thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng biến động của lạm phát, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nguyên tắc: Lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất cao nhất; lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất tái cấp vốn và cao hơn lãi suất định hướng; lãi suất định hướng được ấn định phù hợp với mục tiêu kiểm soát khối lượng tiền cung ứng.

* Cơ chế vận hành:

+ NHNN cho vay tái cấp vốn (cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) nhằm hỗ trợ thanh

khoản tạm thời cho các TCTD. NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ.

+ NHNN chiết khấu giấy tờ có giá đối với các TCTD theo hạn mức được phân bổ. NHNN công bố lãi suất chiết khấu phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ.

+ NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết thanh khoản cho các TCTD. Hàng tháng, NHNN xác định lãi suất định hướng để định hướng các mức lãi suất đặt thầu trong nghiệp vụ thị trường mở.

Đồ thị 3.1: Mô hình xác định lãi suất đặt thầu nghiệp vụ thị trường mở

* Cơ sở đề xuất phương án này:

+ Việc quy định lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng trong cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là cần thiết nhằm tạo sự thống nhất về mức lãi suất phạt của NHNN đối với TCTD thiếu hụt thanh khoản tạm thời khi NHNN thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng.

+ Hiện nay, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển đồng bộ, có sự phân đoạn và việc luân chuyển vốn giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng còn hạn chế, cho nên việc duy trì lãi suất chiết khấu là cần thiết nhằm hỗ trợ một phần vốn cho các TCTD thiếu hụt thanh khoản tạm thời, nhưng cần

quy định ở mức hợp lý nhằm hạn chế việc TCTD lợi dụng việc huy động nguồn vốn qua kênh này để quay vòng. Khi thị trường liên ngân hàng có sự gắn kết để tự điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, thì NHNN xem xét bỏ nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá đối với TCTD.

+ Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành CSTT trên cơ sở kiểm soát khối lượng tiền, nên việc điều tiết tiền tệ của NHNN chủ yếu sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và tỷ giá. Quy mô và đối tượng tham gia giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở ngày càng mở rộng, có khả năng tác động ngày càng lớn đến lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng. Vì vậy, việc lựa chọn lãi suất định hướng là lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở là phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường tiền tệ trong thời gian tới.

+ Về việc NHNN công bố lãi suất cơ bản: Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu soạn thảo Dự án sửa đổi Luật NHNN, trong đó có đề xuất bỏ quy định NHNN công bố lãi suất cơ bản, thay thế bằng việc NHNN công bố lãi suất định hướng để định hướng lãi suất thị trường. Trong thời gian Luật Sửa đổi Luật NHNN chưa được ban hành, NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản, nhưng cần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường để khắc phục những hạn chế của lãi suất cơ bản hiện nay.

+ Đối với lãi suất tiền gửi của TCTD tại NHNN: Trong năm 2008, khi giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán hoàn thành, về cơ bản hệ thống ngân hàng chỉ tồn tại 2 hệ thống thanh toán (hiện nay là 5 hệ thống) là: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển tiền quốc tế, cho phép tập trung hóa tài khoản, mỗi ngân hàng thành viên chỉ mở và sử dụng một tài khoản duy nhất tại NHNN. Theo đó, trong thời gian tới, NHNN sẽ có điều kiện để kiểm soát toàn diện khối lượng vốn dư thừa hoặc thiếu hụt của toàn hệ thống ngân hàng thông qua tài khoản thanh

toán tập trung, nên có thể sử dụng nghiệp vụ tiền gửi của TCTD tại NHNN với mức lãi suất thích hợp để điều tiết khối lượng tiền cung ứng.

+ Khả năng và chất lượng dự báo vốn khả dụng toàn hệ thống có những thay đổi tích cực; NHNN đang tiến hành xây dựng mô hình dự báo lạm phát, mô hình dự báo vốn khả dụng, tính toán lạm phát cơ bản, cung cấp thêm căn cứ cho NHNN trong điều hành CSTT.

b/ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM)

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở cần được chú trọng sử dụng và hoàn thiện hơn nữa để trở thành công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ. Với thực tế hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở còn theo đuổi nhiều mục tiêu hoạt động cả lãi suất thị trường và điều tiết vốn khả dụng, có những lúc hướng vào vốn khả dụng, có những lúc hướng vào lãi suất thị trường. Do vậy, nghiệp vụ thị trường mở cần được xác định rõ là một công cụ có chức năng chính là điếu tiết vốn khả dụng của các TCTD trên cơ sở tính toán mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng. Nghiệp vụ thị trường mở cần được coi là kênh hỗ trợ điều chỉnh việc cung ứng tiền quá mức từ các kênh khác. Lãi suất hình thành trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cần có mối quan hệ chặt chẽ với các loại lãi suất khác do NHNN công bố, nên nằm trong giới hạn lãi suất trần và lãi suất sàn do NHNN công bố. Để làm được như vậy, trước tiên cần hạn chế tối đa các hoạt động cho vay mang tính chỉ định, mở rộng khả năng tiếp cận kênh này của NHNN đối với tất cả các TCTD.

c/ Công cụ tái cấp vốn

Công cụ tái cấp vốn (bao gồm các nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ tiền gửi): Hoàn thiện công cụ này, cũng là bước đầu hình thành hệ thống lãi suất chủ đạo của NHNN, tạo cơ sở để thực hiện điều hành tiền tệ theo mô hình giá cả khi các điều kiện khác đã chín muồi.

Trước hết công cụ này cần được xác định rõ mục tiêu điều hành là cung ứng phương tiện thanh toán ngắn hạn, qua đó tạo hành lang giao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, hạn chế tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định với kỳ hạn dài, tạo tín hiệu cho thị trường. Khi thị trường mở chưa có điều kiện phát triển thì tái cấp vốn cần được chú trọng trong trường hợp các NH có nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản ngoài dự kiến. Đối với công cụ tái cấp vốn, nghiệp cụ chiết khấu cần được coi là kênh cung ứng nguồn vốn thường xuyên ổn định với giá rẻ cho các NH.

Trong những năm trước mắt, với điều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay thì nên chọn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn. Khi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện bao trùm trong toàn hệ thống, có thể xem xét nghiệp vụ thấu chi với lãi suất cho vay cho vay qua đêm của NHNN cần có tính định hướng như lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu áp dụng công cụ dự phòng dưới hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn (thường là qua đêm) của TCTD tại NHNN. Lãi suất tiền gửi có tính định hướng như lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng.các TCTD sẽ gửi tiền tại NHNN khi không thể đầu từ dưới hình thức nào khác.

d/ Công cụ dự trữ bắt buộc

Công cụ DTBB cần được hoàn thiện theo hướng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả. Tỷ lệ DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 106)