Các giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT:

- Chỉ định một cơ quan đầu mối để xây dựng khuôn khổ chương trình tài chính quốc gia để có những định hướng ưu tiên chính sách trong việc tác động đến cán cân đối ngoại và đối nội, đến thu nhập, qua đó mà có tác động tốt đến cung, cầu thị trường tiền tệ, qua đó hỗ trợ tích cực cho điều hành CSTT.

- Xây dựng cơ chế về phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước....) và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát được toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Cụ thể:

Thứ hai, Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

Phát triển 2 thị trường này, có thể nói là điều kiện quan trọng để có được một cơ chế chuyển tải CSTT nhạy cảm với cơ chế điều hành qua giá cả và nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ CSTT. Để phát triển thị trường tiền tệ, cần:

- NHNN cần khẩn trương hình thành một hệ thống theo dõi sát (bằng công nghệ thông tin) các hoạt động của thị trường tiền tệ, nhất là thị trường liên ngân hàng, theo dõi diễn biến về lãi suất, nhu cầu vốn của các định chế tài chính để can thiệp kịp thời, đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường.

- Ngân hàng Nhà nước, cũng như các cơ quan quản lý vĩ mô, cần có sự phối hợp với nhau để hình thành một hệ thống thông tin thị trường thống nhất, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp và người dân. Đảm bảo tính công khai, minh bạch của các chính sách làm cơ sở cho các nhà đầu tư giảm thiểu những rủi ro chính sách trong hoạt động, tạo cơ

sở cho thị trường phát triển ổn định, bền vững.

- Xây dựng thị trường thứ cấp của thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của các công cụ và khả năng thanh toán của các NHTM. Theo đánh giá của ADB, để phát triển được thị trường thứ cấp cần thành lập công ty môi giới tiền tệ ở Việt Nam, vì theo kinh nghiệm một số nước cho thấy, các công ty này là chất xúc tác để thúc đẩy thị trương tiền tệ phát triển hiệu qủa hơn. Trước mắt trình Chính phủ cho phép thành l ập một công ty môi giới tiền tệ, khi thị trường tiền tệ phát triển sẽ tăng số lượng các công ty này. NHNN sẽ lựa chọn mô hình công ty môi gi ới phù hợp với Việt Nam, có thể là công ty liên doanh với nước ngoài hoặc công ty trong nước.

- Nâng cao năng lực quản lý vốn khả dụng của các NHTM, các NHTM cần hình thành bộ phận quản lý vốn khả dụng của mình (treasury) nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

- Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế cho các thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng khả năng phát hành các công cụ có khả năng thanh toán và các công cụ mới của các NHTM và nâng cao khả năng kiểm soát và điều tiết thị trường của NHNN.

- Nghiên cứu để hoàn thiện các công cụ hiện có và áp dụng công cụ mới cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đặc biệt là công cụ phòng chống rủi ro về tỷ giá.

Thứ ba, xây dựng một hệ thống cảnh báo về những biến động bất thường về lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng tín dụng của NHNN đối với các TCTD.

Đây là giải pháp rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện một khuôn khổ chính sách tiền tệ. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường tiền tệ chưa phát triển, năng lực tài chính của các NHTM còn yếu và các công cụ điều hành gián tiếp

của NHNN còn hạn chế, thì việc hình thành một hệ thống cảnh báo của NHNN là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1. Đối với Chính phủ

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển .

- Chính phủ nên hạn chế sự can thiệp của mình vào hoạt động của NHNN, chỉ nên chỉ đạo hoạt động mang tính chất định hướng mà không nên theo tính định lượng. Đồng thời,việc chỉ đạo điều hành CSTT phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

- Tập trung các chu chuyển tiền tệ qua một đầu mối quản lý duy nhất là NHNN nhằm thực hiện chức năng NHTW tốt hơn như:

+ Xem xét lại việc tồn tại của hệ thống Kho bạc Nhà nước nhằm tạo điều kiện để NHNN thực hiện vai trò là ngân hàng của Chính phủ. Đồng thời, việc phát hành tín phiếu, trái phiếu Kho bạc và công trái nên thông qua hệ thống ngân hàng.

+ Hoạt động tiết kiệm Bưu điện phải báo cáo đều đặn, chính xác, đầy đủ cho NHNN.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)