Tình hình kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng kinh tế thế

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 44)

TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng kinhtế thế giới tế thế giới

Sau khi tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn kinh tế Châu á thái bình dương (APEC) và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy mà những diễn biến tích cực hay tiêu cực của nền kinh tế thế giới đều có tác động đến tình hình kinh tế ở Việt Nam.

Năm 2007 được coi là năm mà nền kinh tế Việt Nam đạt những thành tựu khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GPD đạt xấp xỉ 8,5% đứng thư 3 Châu Á ( sau Ân Độ và Trung Quốc ) và cũng là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với 10 năm trước đó.

Cùng với những yếu tố nội lực, không thể không nhắc đến một yếu tố quan trọng là không gian kinh tế, không gian chính trị của khu vực và toàn cầu khá thuận lợi cho Việt Nam.

Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO vào năm 2007 và thực hiện cam kết Quy chế bình thường (PNTR) với Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, các rào cản thương mại của Việt Nam với các thành viên WTO được rỡ bỏ hoặc hạn chế hơn trước.

Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư và xuất khẩu được mở rộng thông qua các cuộc viếng thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp và doanh nhân đến các quốc gia khác. Người Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ra nước ngoài tìm kiếm

thị trường, tìm cơ hội hợp tác đầu tư và ở chiều ngược lại thì người nước ngoài cũng tranh thủ cơ hội vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Đó cũng chính là lý do mà thu hút vốn nước ngoài dạt kỷ lục. Vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20 tỷ USD, tăng 8,3 tỷ USD so với năm 2006. Đây là mức thu hút đầu tư lớn nhất trong hơn 20 năm mở cửa. Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991-1995 là 17 tỷ USD và vượt qua năm cao nhất 1996 là 10,1 tỷ USD.

Kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XII đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế: Tốc độ tăng GDP đạt 8,5% - 9%; tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng GDP; tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 42% GPD; tổng kim nghạch xuất khẩu tăng 20% - 22%...

Với kết quả tăng trưởng kinh tế và thu chi ngân sách như năm 2007, thế và lực của nền kinh tế Việt Nam khi bước vào năm 2008 đã tăng lên. Quy mô nền kinh tế đã đạt mức 1.144 tỷ đồng (giá thực tế ) tương đương 71,3 tỷ USD.

Nhiều công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đang được khẩn trương hoàn thiện để đua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh phục vụ năm 2008. Ngay cả một bộ phận không nhỏ kim nghạch nhập khẩu tăng cao năm 2007 cũng để thực hiện kế hoạch đầu năm 2008, như máy móc, thiết bị nhà máy lọc dầu, mua máy bay, nhập phôi thép, sắt thép, vải sợi.

Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2008 dồi dào do sự tăng vốn FDI bổ sung trong năm 2007. Cùng với vốn FDI, nguồn vốn ODA do các nhà tài trợ cho Việt Nam nẳm 2008 là 5,4 tỷ USD, đạt mức kỷ lục sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Vốn kiều hối 5,5, tỷ USD năm 2007 của Việt Nam gửi về cùng với nguồn vốn của

2.50 %

Nhà nước, của các doanh nghiệp và vốn dân cư trong nước sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển kinh tế.

Những bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh tế trong năm 2008 sau 1 năm gia nhập WTO cũng rất bổ ích đối với Chính phủ và các bộ, nghành trung ương cũng như địa phương và các doanh nghiệp trong điều hành, chỉ đạo phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng bền vững và hiệu quả . Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện cam kết WTO nên thời cơ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và hợp tác bình đẳng với 150 nước thành viên chắc chắn được mở rộng. Đó là cơ hội để kinh tế Việt Nam tăng tốc và đạt các mục tiêu đề ra.

Năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đó là câu thông thường mà các phương tiện truyền thông vẫn đưa tin. Nghiêm cứu hoạt động thị trường tài chính trong nhiềm năm qua, có thể nói rằng bản chất của sự biến động mà báo chí thường nói, của sóng gió trên thị trường tài chính là sự bùng phát, sự lộng hành nhiều năm nay. Đó không chỉ là cuộc khủng hoảng của tín dụng bất động sản mà còn là sự phát triển quá nóng của nền kình tế bằng các sự án lớn về cả quy mô đầu tư và quy mô vốn của các nước đang phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu huy động vốn.

Cũng như những quả bóng được bơm căng quá cỡ, những dự án rủi ro được che đậy bởi bao bì đẹp đã đến thời điểm phải vỡ bục ra. Đó là lý do đẻ giá dầu thô tăng vọt, cùng với đó là giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu như một làn sóng mạnh mẽ ập đến các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một tế bào của nền kinh tế thế giới, nên khủng hoảng kinh tế thế giới đã lan rộng và Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ của nó. Điều này đã khiến chính phủ và NHNN đưa ra các chính sách để kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 44)