Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 82)

Trước đây việc điều hành CSTT không gắn liền với kiểm soát lạm phát đã gây ra sự lúng túng và bị động của NHNN. Và kết quả là lạm phát biến động khó lường gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế. Hơn nữa hiệu quả của các CSTT là rất thấp và đôi khi lại gây ra tác động không tốt đối với nền kinh tế như: lãi suất cao và đầu tư sụt giảm.

Hiện nay việc điều hành CSTT có những bước cải tiến hơn: Thứ nhất là CSTT có sự kết hợp chặt chẽ với Chính sách tài khóa, thứ hai là điều hành lạm phát theo chính sách lạm phát mục tiêu vì thế CSTT cũng phải phù hợp

để không lạm phát tăng quá cao, thứ ba là NHNN đa linh hoạt hơn trong việc ra các chính sách của mình phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Như vậy, việc điều hành CSTT của NHNN hiện nay rất linh hoạt và tạo dựng được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và bước đầu lấy được lòng tin của các chỉ thể trong nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Có thể khẳng định rằng thành tựu nổi bật nhất trong điều hành CSTT là đã phần nào kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế

Trước hết, chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng CSTT của Việt Nam theo đuổi đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Việc đeo đuổi CSTT đa mục tiêu trong điều kiện kinh tế chuyển đổi là tương đối hợp lý do cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện, hệ thống ngân hàng tài chính chưa phát triển, đồng thời nhu cầu hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển là cần thiết.

Để đạt được những mục tiêu cuối cùng đó, NHNN Việt Nam lựa chọn TPTTT - M2 làm mục tiêu trung gian (M2 bao gồm tiền mặt trong lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM + tiền gửi có kỳ hạn + tiền gửi tiết kiệm + trái phiếu do các Ngân hàng phát hành). Đương nhiên chúng ta có thể lý giải việc NHNN không dùng tỷ giá hay lãi suất thị trường làm mục tiêu trung gian là vì: mục tiêu trung gian là tỷ giá chỉ thực hiện được trong điều kiện là nền kinh tế mở và trong khi thị trường tài chính Việt Nam (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn) chưa phát triển, chưa hoàn thiện và ổn định thì mục tiêu trung gian là lãi suất cũng chưa thực hiện được vì lãi suất lúc này chưa phản ánh khách quan mối quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Đồng thời chúng ta cũng lý giải được việc NHNN không chọn M1 hay M3 làm mục tiêu trung gian. NHNN không chọn M1 (= tiền mặt trong lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM) vì M1 có phạm vi hẹp hơn M2 rất

Các chỉ tiêu trung gian Lạm phát 1. Chính sách tài khoá -

nhiều và NHNN không kiểm soát được hệ số tạo tiền và tổng mức tín dụng trong nền kinh tế. Còn nếu chọn M3 (= M2 +trái phiếu, tín phiếu của Kho bạc phát hành+ thương phiếu, trái phiếu của các công ty +cổ phiếu của các công ty cổ phần +các tài sản tài chính khác) thì phạm vi lại quá rộng trong khi thị trường thứ cấp chưa phát triển, độ tin cậy của các giấy tờ có giá không cao,... Như vậy, việc lựa chọn M2 làm mục tiêu trung gian trong thời gian này là hợp lý.

Từ việc lựa chọn mục tiêu của CSTT như trên, việc điều hành CSTT trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể sau: đầu tiên là sự góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: năm 2010 tăng 6,78%; năm 2011 tăng 5,89%; năm 2012 tăng 5,03%. Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xáo đói giảm nghèo ... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo,...

Một thành công nữa là các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Thời gian đầu, công cụ CSTT được sư dụng chủ yếu là các công cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng (NHNN qui định mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM dựa vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng), công cụ kiểm soát lãi suất. Tuy nhiên, ngay trong việc sử dụng công cụ trực tiếp cũng có những chuyển biến tích cực: đầu tiên, NHNN quy định tỷ lệ lãi suất cụ thể, sau đó là trần lãi suất, lãi suất cơ bản và cuối cùng là lãi suất thoả thuận . Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi, NHNN chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như DTBB, chiết khấu, TCK, NVTTM.

2. Chính sách tiền tệ T

Làm giảm ỉạm phát______

ị Dự trữ bắt buộc_________ -

M2, tín dụng giảm → tổng cầu giảm → output gap giảm Lãi suất cơ bản -

Lãi suất TCV&TCK - Cho vay đầu tư, kinh

doanh chứng khoán ị

Làm tăng lạm phát______

Mua ngoại tệ M2 tăng ↑

Tín dụng______________ ị M2 tăng

3. Các chính sách khác ị Khống chế lượng gạo

xuất khẩu ( Giá LT giảm (

Kiểm soát thị trường

chứng khoán Giá ck giảm→ tổng cầu giảm Các biện pháp khác như: ổn địn

kiểm tra niêm yết giá, chỉ đạo

1 giá các mặt hàng quan trọng, Sng chống dịch bệnh...________ Tăng giá điện, xăng,

than__________________ ↑

Giá điện, xăng, than tăng, chi

phí sx tăng_________________ ↑ Thả nổi giá xăng Giá xăng tăng, lạm phát kỳ

Thực hiện % 19,89 6,88 11,75 18,58 6,81

A Ă A Ă 7 ʌ ILTl ʌ <

Ngitớn: Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 82)