Công cụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 78)

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ tiền tệ gián tiếp được NHNN đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000, đây là bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNN chuyển điều hành từ công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ tiền tệ giàn tiếp nhằm điều tiết vốn khả dụng và lãi suất thị trường có hiệu quả hơn. Từ 7/2000 đến năm 2002, nghiệp vụ thị trường không ngừng được hoàn thiện: Phiên giao dịch được tăng cường từ 10 ngày/phiên năm 2000 lên 1 tuần/1phiên năm 2001 và 2 phiên/tuần năm 2002, có thời điểm vào dịp tết mở thường xuyên ngày một lần. Thời gian thanh toán cũng được giảm từ T + 2 xuống còn T + 1 và đến nay là T + 0 (thanh toán ngay trong ngày đấu thầu). Doanh số hoạt động không ngừng tăng lên từ mức bình quân 82 tỷ đồng/ phiên năm 2000 lên 725 tỷ đồng/phiên năm 2005.

Trong giao dịch thực tế, NHNN chủ yếu sử dụng phương thức giao dịch bán và cam kết mua lại (giao dịch kỳ hạn), còn mua hoặc bán hẳn rất ít và áp dụng cả 2 phương thức đấu thầu: đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng.

Nghiệp vụ Swap, thực chất cũng là một nghiệp vụ thị trường mở, chỉ khác thị trường mở là công cụ giao dịch bằng ngoại tệ, lãi suất được xác định trong một giao dịch theo tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tháng 7/2001, để khắc phục tình trạng các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng VND, NHNN đã kịp thời đưa nghiệp vụ SWAP hoán đổi ngoại tệ với VND giữa NHNN với các NHTM. Đây là nghiệp vụ mới, có tác dụng xử lý thực trạng bất hợp lý về huy động và sử dụng vốn VND và ngoại tệ của các TCTD. Qua nghiệp vụ này, NHNN đã thực hiện việc bơm tiền VND tạm thời ra nền kinh tế, hỗ trợ

việc thiếu vốn tiền đồng cho các NHTM trong lúc thực sự khan hiếm và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đây là nghiệp vụ mang tính tình thế, trong điều kiện các chứng từ có giá còn ít, ngoại tệ các NHTM còn dư thừa, nên NHNN không khuyến khích các NHTM tiếp cận nguồn vốn của NHNN qua kênh này, do vậy việc qui định tỷ lệ Swap là tương đối cao so với lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng, cụ thể mức gia tăng tỷ giá của nghiệp vụ Swap hiện nay như sau:

- Có thể nói, trong thời gian qua nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt thông qua mua và bán cả 2 chiều giấy tờ có giá trên cơ sở bám sát diễn biến vốn khả dụng, diễn biến kinh tế và muc tiêu điều hành CSTT, NHNN đã hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD đáp ứng nhu cầu đảm bảo khả năng thanh toán nhất là trong dịp Tết nguyên đán và dịp cuối năm góp phần duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Từ sau Tết nguyên đán, vốn khả dụng của các TCTD có xu hướng dư thừa, để điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD và thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã chủ yếu chào bán hẳn giấy tờ có giá với thời hạn ngắn.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 78)