THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT NHẰM MỤC TIÊU KIỂM

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 76)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì CSTT của NHNN Việt Nam đòi hỏi phải thích ứng linh hoạt. Vì nền kinh tế Việt Nam vận động trong sự vận động của nền kinh tế thế giới và các biến động của nền kinh tế thế giới đều có tác động không nhỏ đến điều hành kinh tế của quốc gia. Do vậy mà chính sách tiền tệ phải chặt chẽ nhưng cũng phải linh hoạt để hướng tới kiềm chế lạm phạt và ổn định kinh tế vĩ mô.

2.2.1. Công cụ lãi suất

Từ năm 1990 - 2002 trong kiểm soát lãi suất nền kinh tế, NHNN cơ bản đã hoàn thành mục tiêu tự do hoá lãi suất. Quá trình này được thực hiện qua 4 bước chuyển đổi cơ bản. Bước đầu đã được thực hiện trong thời gian từ 1990- 1995 chuyển từ lãi suất âm sang cơ chế lãi suất thực dương và trần lãi suất cho vay cùng với mức lãi suất qui định từng mức cụ thể; 3 bước sau được thực hiện từ năm 1996-2002 : Thực hiện trần lãi suất cho vay với những qui định mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn, dài hạn, lãi suất thành thị và nông thôn hợp lý hơn, đồng thời thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi, tiếp đó là thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản theo luật NHNN (theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng- thực hiện 8/2000) thay cho cơ chế lãi suất trấn, và cuối cùng là tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ và VNĐ. Có thể nói để từ do hoá lãi suất NHNN đã thực hiện những bước đi rất thận trọng và đã khẳng

định được sự thành công:

Bắt đầu từ tháng 6/1992 NHNN thực hiện bước chuyển biến căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất thực dương. Có thể nói đây là bước khởi đầu để thực hiện mục tiêu tự do hoá lãi suất (theo cơ chế này lãi suất cho vay được qui định cao hơn lãi suất huy động).Trên cơ sở lãi suất thực dương NHNN đã từng bước điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến thị trường. Trong thời gian từ tháng 6/1992-1995, NHNN kiểm soát lãi suất nền kinh tế cả lãi suất tiền gửi (tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của DN) và lãi suất cho vay. Đối với lãi suất tiền gửi qui định mức cụ thể của từng kỳ hạn và có xu hướng giảm dần (tiết kiệm 3 tháng giảm từ 3%/tháng xuống 1,4%/tháng); Đối với lãi suất tiền vay qui định mức tối đa và được điều chỉnh giảm dần. Riêng đối với NHTMCP nông thôn và HTX tín dụng qui định lãi suất tối đa cao hơn địa bàn thành thị khoảng 0,7% so với trần lãi suất ngắn hạn trên địa bàn thành thị. Bên cạnh cơ chế lãi suất trần, Thống đốc NHNN cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận với nguồn vốn huy động dưới hình thức kỳ phiếu, nhằm khai thác khả năng tiếp cận thị trường của các TCTD trong nền kinh tế chuyển đổi. Trong thời gian này tỷ trọng huy động kỳ phiếu chiếm khoảng 23% tổng huy động bằng VNĐ, như vậy có thể nói 23% thị trường đã được tự do hoá lãi suất, trong khi đó NHNN chưa có công cụ để kiểm soát gián tiếp mức lãi suất thoả thuận đó. Do

vậy đã dẫn đến thực trạng, lãi suất việc cho vay thoả thuận đã đẩy mặt bằng lãi suất trên thị trường nông thôn lên quá cao, chênh lệch quá nhiều so với trần lãi suất qui định, điều này có khả năng dẫn tới các DN vay lãi suất thoả thuận khó có khả năng trả nợ. Do vậy, Thống đốc NHNN đã không cho phép các TCTD được cho vay thoả thuận từ nguồn vốn huy động kỳ phiếu từ 1/1/1996.

Từ 1/1/1996-8/2000, cơ chế điều hành lãi suất VND thực hiện bước thay đổi căn bản tiếp theo: Trước hết là trần lãi suất cho vay tối đa đối với lãi

suất cho vay ngắn hạn qui định thấp hơn trần lãi suất cho vay trung hạn để đảm bảo tính hợp lý của lãi suất. Qui định trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị, nhằm khuyến khích nguồn vốn ở thành thị chảy về nông thôn; Cơ chế lãi suất thoả thuận đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho NHNN kiểm soát lãi suất cho vay của toàn bộ nền kinh tế; Đối với lãi suất tiền gửi thực hiện bước đầu mục tiêu tự do hoá lãi suất, NHNN đã không qui định từng mức cụ thể lãi suất huy động, mà chỉ còn khống chế lệch lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng, mức lãi suất huy động cụ thể do các NHTM tự qui định. Tiếp đến từ năm 1998, gắn liền với thực trạng kinh tế trong thời gian này, CSLS đã được thực hiện trong mối quan hệ hài hoà với tỷ giá nhằm hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đến Việt Nam, cơ chế điều hành lãi suất có một số thay đổi cơ bản, đó là tự do hoá hoàn toàn lãi suất huy động (không còn qui định biên độ); Đối với cơ chế trần lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt. Đồng thời, từ tháng 6/1999 - 8/2000, NHNN chỉ qui định 1 trần lãi suất cho vay áp dụng cho cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưng vẫn qui định trần lãi suất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảm bảo chi phí hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn.

Trong thời gian sóng gió này, NHNN đã điều hành lãi suất về cơ bản góp phần đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VNĐ trong sự tương quan mất giá của các đồng tiền trong khu vực. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn..., thì cơ chế lãi suất trần đã trở nên không thích hợp, làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranh giữa các TCTD, hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự phát triển các công cụ thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường Quốc tế trong năm 2000 có

xu hướng ngày càng tăng, nếu thực hiện cơ chế lãi suất trần cho cả VND và ngoại tệ đã cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài, gây thua thiệt cho DN cũng như các TCTD. Do vậy, cơ chế lãi suất trần cần được thay đổi .

Từ tháng 8/2000 - 5/2002, NHNN đã thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo luật NHNN (cơ chế điều hành lãi suất cơ bản) thay cho cơ chế lãi suất trần. Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng. Trên cơ sở lãi suất cơ bản các tổ chức tín dụng được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng 0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%/tháng. Đối với lãi suất ngoại tệ, qui định theo lãi suất Sibor cộng biên độ, và đến năm 2001 đã được tự do hoá, mức lãi suất cho vay ngoại tệ va lãi suất huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung cầu vốn trên thị trường. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các DN tại NHTM, và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tự do hoá mà vẫn do NHNN qui định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài.

Từ 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất thông qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.

NN năm 2012

Loại Lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

Lãi suất chiết khấu 7%/năm 2646/QĐ-NHNN Ngày 3/11/2008

24/12/2012 Lãi suất chiết khấu 8%/năm 1289/QĐ-NHNN

Ngày 29/6/2012

1/7/2012 Lãi suất chiết khấu 9%/năm 1196/QĐ-NHNN

Ngày 8/6/2012

11/6/2012 Lãi suất chiết khấu 10%/nă

m

1081/QĐ-NHNN Ngày 25/5/ 2012

28/5/2012 Lãi suất chiết khấu 11%/nă

m

693/QĐ-NHNN Ngày 10/4/2012

11/4/2012 Lãi suất chiết khấu 12%/nă

m

407/QĐ-NHNN Ngày 12/3/2012

13/3/2012

Đồ thị 2.5: Diễn biến lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng giai đoạn 2003-2007

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang cơ chế lãi suất thoả thuận (thực chất là tự do hoá lãi suất), là những bước đi rất thận trọng, và đến nay đã khẳng định sự thành công của quá trình đổi mới.Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, trong từng thời điểm, cơ chế lãi suất cũng bộc lộ những nhược điểm, ảnh hưởng đến việc thực thi CSTT. Chẳng hạn, đến năm 1997 mặt bằng lãi suất huy động VND đã xuồng ở mức rất thấp, trong khi đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên tỷ giá biến động mạnh (14,2%), lãi suất tiền gửi đô la khoảng 5%/năm. Do vậy, đã gây nên sự dịch chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ (tốc độ huy động vốn VND năm 1997 tăng 20%, ngoại tệ tăng 43%). Nhưng cũng có khó khăn đặt ra cho NHNN trong thời gian này là, do nền kinh tế đang có xu hướng suy giảm, nếu NH nâng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, nếu hạ lãi suất thì ảnh hưởng đến sự chuyển dịch nguồn vốn giữa VNĐ với ngoại tệ, gây bất lợi cho việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị VNĐ. Thực tế này đã càng khẳng định thêm rằng điều hành CSTT trong

nền kinh tế bị đô la hoá là cực kỳ khó khăn, càng cần đòi hỏi hoàn thiện hơn các công cụ khác để thực hiện tự do hoá lãi suất, khắc phục những bất cập nêu trên.

- Điều hành linh hoạt công cụ lãi suất trước những biến động trên thị trường tiền tệ.

Từ năm 2010 đến nay lãi suất cơ bản của Việt Nam được giữ vững ở mức 9%/năm (kể từ 5/1/2010), trong đó các mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thì liên tục được điều chỉnh giảm trong năm 2012. Luật NHNN có qui định: "Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn" ; "Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh". Tuy nhiên, trong nhiều năm qua lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỏ ra vô hiệu đối với các ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các NHTM thường cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản mà NHNN công bố.

Lãi suất tái cấp

vốn 9%/năm

2646/QĐ-NHNN

Ngày 3/11/2008 24/12/2012 Lãi suất tái cấp

vốn

10%/nă

m 1289/QĐ-NHNNNgày 29/6/2012 01/07/2012 Lãi suất tái cấp

vốn

11%/nă

m 1196/QĐ-NHNNNgày8/6/2012 11/06/2012 Lãi suất tái cấp

vốn

12%/nă

m 1081/QĐ-NHNNNgày 25/5/ 2012 28/05/2012 Lãi suất tái cấp

vốn

13%/nă m

693/QĐ-NHNN

Ngày 10/4/2012 11/04/2012 Lãi suất tái cấp

vốn

14%/nă

m 407/QĐ-NHNNNgày 12/3/2012 13/03/2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN cho thấy tín nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền từ NHNN thông qua các công cụ tái cấp vốn. Giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm chi phí của các NHTM, từ đó khuyến khích khả năng vay vốn thông qua nghiệp vụ "cửa số chiết khấu". Điều này sẽ tác động làm tăng khả năng cho vay của các NHTM đối với khách hàng.

2.2.2. Công cụ dự trữ bắt buộc

Công cụ DTBB đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện kể từ tháng 6/1992 đến nay. Trong quá trình điều hành CSTT từ năm 1996-6/2003 công cụ dự trữ bắt buộc đã là một công cụ tiền tệ chủ yếu để NHNN thực thi chính sách tiền tệ. Nhất là từ năm 1999 đến nay, công cụ DTBB đã đóng vai trò tương đối quan trọng để điều tiết thị trường. NHNN đã thường xuyên điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ DTBB bằng VNĐ và ngoại tệ, từ đó đã điều tiết thị trường tạo điều kiện mở rộng tín dụng kích thích đầu tư. Năm 1999, đã 2 lần giảm tỷ lệ DTBB từ 10% xuống 5% hoặc sử dụng DTBB để tạo lợi thế cho

VNĐ trong mối quan hệ lãi suất -tỷ giá, hạn chế sự dịch chuyển từ VNĐ sang ngoại tệ. Như trong hai năm 2000 và 2001 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB bằng VNĐ và tăng DTBB bằng ngoại tệ lên đến 15% vào từ đó đã góp phần tạo lợi thế so sánh cho VNĐ, hạn chế dòng chuyển đổi VNĐ sang USD. Từ cuối năm 2001 đến 10/ 2005, khi lãi suất trên thị trường quốc tế giảm mạnh, NHNN đã hạ tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ xuống 12% rồi còn 3%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND từ mức 3% xuống mức 2% để giảm bớt khó khăn cho các TCTD. Đồng thời NHNN cũng mở rộng diện kiểm soát tiền gửi huy động từ dưới 12 tháng lên dưới 24 tháng và tính dự trữ bắt buộc bao gồm cả tiền gửi tại các chi nhánh NHNN, tạo điều kiện để các TCTD sử dụng linh hoạt vốn khả dụng của mình. Năm 2004, khi sức ép tăng giá lên cao và lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng lên cao để giảm sức ép lạm phát và ngăn sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bằngVND thấp hơn mức tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ.

Trong năm 2006, công cụ DTBB được điều hành theo hướng linh hoạt, thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế. Trước diễn biến tổng phương tiện thanh toán tăng cao hơn so với năm trước, trong khi tín dụng có xu hướng tăng trưởng chậm, NHNN đã giữ nguyên tỷ lệ DTBB để duy trì ổn định tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%; bằng VND áp dụng cho các NHTM Nhà nước, NHTMCP đô thị NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài là 5%, riêng NHNo&PTNT là 4%, áp dụng cho NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ TDND TW là 2%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 2%, áp dụng chung cho cả VND và ngoại tệ. Ngoài ra, công cụ DTBB tiếp tục được điều hành theo hướng bình quân theo tháng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt nguồn vốn.

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không

bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

3% 1% 8% 6%

Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5%

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng

nhân dân Trung ương 1% 1% 7% 5%

Trước diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2007 và

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 76)