Lạm phát năm 2012

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)

Lạm phát năm 2012 có những biến động khó lường. Nếu như trong tháng 1 và tháng 2 lạm phát tăng trên 1% thì đến tháng 3, tháng 4, tháng 5 tăng rất thấp. Điều này khác thường so với các năm trước đây. Đặc biệt CPI còn giảm ở tháng sáu (-0,26) và tháng 7 ( - 0,29). Với diễn biến giảm phát ở 2 tháng này khiến nhiều chuyên gia lo ngại nền kinh tế Việt Nam có thể bị giảm phát. Tuy nhiên th ật bất ngờ khi các tháng tiếp theo của năm thì CPI lại tăng trở lại và cá biệt là tháng 9 có mức tăng cao nhất với 2,2%.

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ lạm phát theo tháng năm 2012

Ngày/tháng

Tăng (đồng/lít) Giảm (đồng/lít)

Mức giá Giá tại thờiđiểm tăng Mức giá Giá tại thời điểm giảm

7-3 2.100 22.900 20-4 900 23.800 9-5 500 23.300 235 600 22.700 7-6 800 21.900 216 700 21.200 2-7 600 20.600 20-7 400 21.000 1-8 900 21.900 Nguyên nhân lạm phát

Năm 2012 lạm phát về tổng thể là tăng so với năm 2011. Tuy nhiên chúng ta có 2 tháng 6 và 7 thì lạm phát lại giảm. Về mặt lý thuyết, lạm phát xảy ra khi tổng cầu vượt quá tổng cung, còn giảm phát rơi vào tình trạng ngược lại khi tổng cung vượt quá tổng cầu.

* Nguyên nhân về phía cung

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở Mỹ khiến nhiều quốc gia phải bơm tiền để cứu nền kinh tê. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng và thậm chí còn có nguy cơ rơi vào khủng hoảng lần nữa. Điều này thể hiện rõ qua vấn đề nợi công ở Châu Âu, thâm hụt ngân sách ở Mỹ và Nhật Bản. Đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO thì năng lực sản xuất hàng hóa của Việt Nam được nâng cao hơn trước mà thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Do đó, việc đẩy mạnh thiêu thụ sản phẩm trong nước được các doanh nghiệp thực hiện đồng lợt. Hơn nữa năm 2012, tình hình thời tiết thuận lợi nên ngành nông sản được mua vì vậy cung vượt quá nhu cầu của người dân. Hậu quả dẫn đến việc mất cân bằng giữa cung và cầu.

Yếu tố g khác cần phải xem xét là giá xăng dầu liên tục điều chỉnh giảm và các tháng 5, tháng 6 và tháng 2 ( xem bảng dưới đây) điều này khiến nhiều loại hàng hóa trong giỏ tính CPI giảm theo.

Thứ nhất, tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập có thể tiêu dùng và khả năng

kỳ vọng của họ. Trong năm 2012, các Quốc giá trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, triển vọng phục hồi kinh tế trong giai đoạn này vẫn rất mờ mịt. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 thấp, chỉ đạt 5,03% trong khi mục tiêu đặt ra là 6-

6,5%. Ngoài ra số lượng doanh nghiệp phá sản năm 2011 và 79.000 doanh nghiệp. Như vậy khả năng thất nghiệp năm 2012 có chiều hướng gia tăng gây sức ép tâm lý về một triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa. Kết quả là các hộ gia đình trở nên cân nhắc trong việc tiết kiệm để đảm bảo tương lai cũng như để

phòng ngừa những khó khăn bất thường. Điều này khiến cho tiêu dùng giảm sút.

Thứ hai là đầu tư:

Đầu tư của Việt Nam gồm 3 thành phần chủ yếu: đầu tư của chính phủ, đầu tư của tư nhân trong nước và đầu tư của nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì tổng số vốn đầu tư về giá trị tuyệt đối vẫn tăng đều hàng năm, nhưng tỷ trọng đầu tư trong GDP lại giảm xuống và cơ cấu đầu tư lại có sự thay đổi. Tỷ trọng vốn đầu tư của Chính phủ và vốn đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh chỉ cong lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Vốn đầu tư của Chính phủ lại chủ yếu dành cho các hàng hoá không thương mại hoặc cho các dự án đầu tư hiệu quả thấp hoặc là hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cho nên hiệu quả của vốn đầu tư từ nguồn này trong ngắn hạn là hạn chế, vai trò quyết định lại thuộc về đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên cac công ty nwocs ngoài cũng đang chịu ảnh hưởng bởi tổng cầu suy giảm nên họ có tăng đầu tư nhưng không đáng kể. Sự suy giảm đầu tư là do kỳ vọng của cá nhà đầu tư vào tương lai chưa sáng sủa, hơn nữa chính phủ do nhiêu năm đấu tư nhiều hơn tiết kiểm nên họ cần cơ cấu lại cá khoản đầu tư của mình.

Nguyên nhân lạm phát tăng trở lại vào các tháng cuối năm 2012

Thứ nhất, do chi phí đẩy :

Từ cuối tháng 7 đến thời điểm cuối tháng 8 đã có bốn lần tăng giá xăng dầu với tổng cộng là 3.052 đông/lít xăng. Hơn nữa giá điện đã tăng 5% từ 1/7/2012. Với 2 loại chi phí này đã góp phân làm tăng CPI trong các tháng còn lại của năm.

Thư hai, lạm phát theo chu kỳ :

Vào các tháng cuối năm thì nhu cầu các hàng hóa và thực phẩm ở Việt Nam có xu hướng tăng để phục vụ tế Nguyên Đán 2013. Điều này làm cầu vè hàng hóa có sự tăng lên kéo teo giá các mặt hàng tăng lên.

NHNN đã mua lại lượng lớn ngoại tệ vào các tháng cuối năm do lượng kiều hối chảy về và nguồn vốn gián tiếp đầu tư nước ngoài. Điều này đã giúp cung ứng một lượng lớn đồng Việt Nam ra ngời thị trường.

Mục tiêu và nội dung điều hành CSTT

Đánh giá lại công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Văn Bình khẳng định: Trong năm qua, các giải pháp điều hành cơ bản phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP, đạt được các mục tiêu đề ra và góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát, dần ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thẳng thắn chỉ ra còn có một số vấn đề nổi lên cần tiếp tục xử lý trong thời gian tới, đặc biệt, cần triển khai hiệu quả trong năm 2012 như: Mặt bằng lãi suất cho vay còn cao so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay phải phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động và xu hướng giảm dần của lạm phát; tín dụng bằng ngoại tệ tăng cao và cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để kiểm soát chặt chẽ; thanh khoản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo, nhưng một số ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần còn gặp khó khăn, do chưa chú trọng công tác quản lý thanh khoản; giá vàng trong nước và quốc tế biến động thất thường, hoạt động mua bán vàng gia tăng đột biến gây áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ...

Bước vào năm 2012, kinh tế trong nước được dự báo khả quan với tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, lạm phát tăng thấp hơn và kinh tế vĩ mô ổn định hơn năm 2011. Các dự báo về tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2011 là phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2. Theo đó, mục tiêu tổng quát là: Ưu tiên

kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể là: Kiềm chế lạm phát dưới 10%; tăng GDP khoảng 6-6,5%; bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 13%; nhập siêu 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 33,5% GDP.

Một phần của tài liệu 1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)