5. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1. Khái quát về cho vay ngắn hạn doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là loại cho vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- Thời hạn vay: Gắn liền với chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp, nhưng tối đa là 12 tháng.
- Kỳ hạn vay: Linh hoạt từ 1 ngày đến 12 tháng
- Mục đích cho vay: Tiền vay phải gắn liền với các hình thái luân chuyển tài sản lưu động của doanh nghiệp.
- Phương thức cho vay chủ yếu: Cho vay từng lần( theo món) và cho vay theo hạn mức.
- Đối tượng cho vay: Rất phong phú đa dạng nhằm tương thích với sự phong phú đa dạng của tài sản lưu động.
- Do được tài trợ vốn kịp thời, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo liên tục.
1.2.1.2. Các loại hình cho vay ngắn hạn doanh nghiệp
- Cho vay tài trợ hàng tồn kho
Cho đến chiến tranh thế giới lần thứ II, cho vay tài trợ hàng tồn kho (self-liquidity) là loại hình cho vay chủ yếu của các ngân hàng. Loại cho vay này được cấp cho doanh nghiệp để mua hàng tồn kho như nguyên vật liệu thô phục vụ cho sản xuất hay hàng hóa thành phẩm để bán. Cho vay tài trợ hàng tồn kho có ưu điểm là gắn với chu kỳ luân chuyển tiền mặt thường xuyên của doanh nghiệp. Thời điểm cho vay hàng tồn kho được tính từ thời điểm giải ngân để mua hàng tồn kho cho đến thời điểm tiền thu được nằm trên tài khoản của doanh nghiệp và được ghi nợ để trả nợ ngân hàng. Thông thường, thời gian cần thiết cho một khoản vay tài trợ hàng tồn kho là khoảng từ 60 đến 90 ngày.
Ngày nay, các ngân hàng cung cấp một danh mục cho vay ngắn hạn cho doanh nghiệp đa dạng hơn nhiều chứ không đơn thuần chỉ cho vay tài trợ hàng tồn kho. Nhìn chung, các loại hình cho vay ngắn hạn có nhiều đặc điểm cho vay tài trợ hàng tồn kho, là bộ phận chủ yếu cấu thành danh mục cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp
- Cho vay vốn lưu động:
Cho vay vốn lưu động doanh nghiệp thuộc loại vay ngắn hạn, với thời hạn từ vài ngày đến một năm. Cho vay vốn lưu động được sử dụng chủ yếu để mua nguyên vật liệu, hàng hóa để bán.
Thông thường, cho vay vốn lưu động được dùng để trang trải các chi phí phát sinh có tính chất thời vụ, được đảm bảo bằng tài khoản phải thu hoặc bằng tài sản hàng tồn kho. Khi đã cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, nghĩa là ngân hàng có nghĩa vụ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng của
khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào trong phạm vi hạn mức đã thỏa thuận. Điều này có nghĩa ngân hàng luôn phải “dự trữ” sẵn một lượng tiền mặt không có lãi suất để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Để bù đắp lãi suất cho ngân hàng thì khách hàng phải trả một khoản phí, gọi là phí cam kết cho số tiền sử dụng không hết trong hạn mức tín dụng được cấp. Ngoài ra, khách hàng còn được yêu cầu duy trì một số dư tiền gửi bù đắp( compensating depo- sit balance). Số dư này được tính bằng tỷ lệ % tối thiểu so với hạn mức tín dụng( thông thường từ 1 đến 5%)
- Cho vay xây dựng tạm thời:
Loại hình cho vay ngắn hạn có đảm bảo phổ biến là cho vay xây dựng dở dang nhằm tài trợ cho việc xây nhà, căn hộ, tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm, và các cấu trúc lâu bền khác.Khi công trình xây dựng hoàn thành thì cũng là lúc các khoản vay ngắn hạn được trả hết, và thay vào đó là các khoản tín dụng thế chấp bất động sản dài hạn được cấp bởi những người cho vay khác. Hiện nay, một số ngân hàng đã xúc tiến cấp một số tín dụng nhỏ có thời hạn dài( từ 5 đến 7 năm) nhằm hỗ trợ vốn lưu động thường xuyên cho công trình xây dựng và giai đoạn vận hành ban đầu.
- Cho vay kinh doanh chứng khoán:
Nhà kinh doanh chứng khoán có nhu cầu vay ngắn hạn để mua chứng khoán mới và duy trì danh mục chứng khoán kinh doanh cho đến khi bán ra hay đến hạn.
Một loại cho vay liên quan đến chứng khoán được cấp cho các ngân hàng đầu tư nhằm hỗ trợ trong việc bao tiêu phát hành mới trái phiếu công ty, cổ phiếu và nợ chính phủ
Ngân hàng và công ty chứng khoán cũng cấp tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp và cá nhân để mua chứng khoán. Hầu hết các nước quy định ngân hàng chỉ được cho vay mua chứng khoán tối đa là 50% giá trị chứng
khoán. Chứng khoán kinh doanh được dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay và nếu thị giá chứng khoán giảm đến một tỷ lệ nào đó ( thường là 70%) thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ bổ sung, nếu không ngân hàng sẽ có quyền bán chứng khoán để thu nợ.
- Cho vay kinh doanh bán lẻ:
Ngân hàng cho cho doanh nghiệp bán hàng trả góp vay tiền trên cơ sở tài khoản phải thu từ hợp đồng bán hàng trả góp. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể mua đứt các hợp đồng trả góp nếu đánh giá thấy rằng các hợp đồng này đáp ứng được tiêu chí cho vay
Đối với những nhà kinh doanh có quan hệ lâu dài, ngân hàng có thể trọn gói hàng tồn kho( floor planning), thường có thời hạn ngắn đến 90 ngày và có thể được gia hạn 30 ngày nếu cần thiết. Hàng hóa tồn kho được xác định là tài sản bảo đảm tiền vay. Thông thường, ngân hàng chỉ tài trợ tối đa 80% giá trị hàng hóa, 20% còn lại nhà kinh doanh phải dùng vốn tự có của mình, đồng thời để đảm bảo hàng hóa không bị tổn thất hay tẩu tán, ngân hàng thường thiết lập một cơ chế kiểm tra giám sát định kỳ hay bất thường để đối chiếu xem hàng hóa nào thực sự đã bán, hàng hóa nào chưa bán và hàng tồn kho xem có khớp với báo cáo của nhà kinh doanh.
Nếu nhà kinh doanh không trả được nợ, ngân hàng được quyền sở hữu số hàng còn lại và có quyền trả lại một phần hay toàn bộ số hàng đó cho nhà cung cấp để đòi lại tiền.
- Cho vay dựa trên tài sản bảo đảm(Asset based lending):
Là các khoản cho vay ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản sẵn có của khách hàng vay.Tuy nhiên, ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản có giá trị ổn định và có tính thanh khoản cao như tài sản phải thu( A/R), hàng tồn kho, máy móc, phương tiện vận tải và bất động sản.
thường thấp hơn mặt bằng lãi suất cho vay thông thường. Khi đến hạn, nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán tài sản để thu nợ.
- Một số loại cho vay ngắn hạn khác:
Ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn trên cơ sở nhu cầu vốn không thường xuyên( hay nhu cầu vốn thời vụ) của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn không nhằm mục đích bổ sung cho vốn lưu động thời vụ mà là mục đích khác. Ví dụ, cho vay tạm thời chờ giải ngân các khoản tín dụng dài hạn hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cho vay tất toán các khoản nợ tại các TCTD khác khi khách hàng về giao dịch với ngân hàng, cho vay để nuôi nợ khi doanh nghiệp đang có nợ quá hạn nhưng được đánh giá là có triển vọng trả được nợ nếu ngân hàng cho vay bổ sung vốn để hoạt động, cho vay để doanh nghiệp trả thuế cho nhà nước... Các khoản cho vay đặc biệt này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ cho vay ngắn hạn và được các ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ.
1.2.1.3. Cácphương thức cho vay ngắn hạn:
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng:
+ Một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay.
+ Mục đích tín dụng: Thường phục vụ cho mục đích hỗ hợp của doanh nghiệp, nên mục đích cụ thể của mỗi lần rút vốn thường không được xác định...
+ Chỉ giới hạn dư nợ tối đa, không giới hạn doanh số cho vay, số lần rút tiền vay và số lần trả nợ.
+ Một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả kỳ hạn mức.
+ Áp dụng chủ yếu cho khách hàng tín nhiệm.
+ Khách hàng có vòng quay vốn lưu động cao, đều theo chu kỳ. + Thường không yêu cầu đảm bảo tiền vay.
+ Thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay. + Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh.
- Phương thức cho vay từng lần:
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và tổ chức tín dụng phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay vốn không thường xuyên hoặc khách hàng mà ngân hàng xét thấy cần phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát kiểm tra quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.
Đặc điểm cho vay từng lần:
+ Nhu cầu vốn vay được xác định theo từng phương án kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
+ Các điều kiện cho vay được xác định độc lập cho từng lần vay vốn. + Mỗi lần vay khách hàng phải lập hồ sơ vay và ký hợp đồng tín dụng độc lập.
+ Ngân hàng giải ngân một lần hoặc nhiều lần số tiền vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, theo nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
+ Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ có thể được xác định trên cơ sở chu kỳ SXKD hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay.