5. Phương pháp nghiên cứu:
1.5.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM:
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân hàng và nền kinh tế. Chính vì vậy cần chú trọng công tác nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại ngân hàng để cạnh trnah tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đầu tiên vấn đề nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay quyết định tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM:
+ Hiệu quả tín dụng trong cho vay gián tiếp củng cố mối quan hệ của Ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp vừa giúp tạo dựng được lòng tin với các doanh nghiệp mới và ấn tượng tốt với khách hàng lâu năm để họ tiếp tục gắn bó lâu dài với Ngân hàng trong bối cảnh doanh nghiệp là đối tượng khách hàng mà các NHTM đặc biệt quan tâm hiện nay.
+ Mối quan tâm lớn nhất của NHTM là lợi nhuận khi hiệu quả tín dụng tốt hơn đồng nghĩa với việc tình hình tài chính của Ngân hàng sẽ được cải thiện khi có được lượng khách hàng trung thành muốn hợp tác lâu dài từ
đó tạo ra nguồn thu lớn ổn định góp phần bổ sung vào vốn đầu tư và các nguồn vốn khác đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động của Ngân hàng.
+ Nâng cao hiệu quả thẩm định trong cho vay còn giúp ngân hàng giảm được các rủi ro tín dụng và các chi phí thiệt hại phát sinh kèm theo rủi ro khi không thu hồi được vốn đã cho vay và giúp gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm tại Ngân hàng. Khi đã xác định doanh nghiệp là nhóm khách hàng quan trọng thì NHTM cần có các chính sách kịp thời phù hợp để phát triển nhóm khách hàng này.
- Nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng trong cho vay là vấn đề cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế
Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch ngày càng đa dạng và phong phú để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp.
+ Thẩm định tín dụng được coi là có hiệu quả khi ngân hàng làm tốt vai trò trung gian tín dụng trong nền kinh tế, tín dụng không chỉ điều hoà vốn trong nền kinh tế mà còn giúp điều hoà ổn định lưu thông tiền tệ trên thị trường. Nghiệp vụ tín dụng của NHTM có quan hệ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông nên khi hoạt động thẩm định có hiệu quả cũng giúp hạn chế lạm phát;
+Muốn nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp ngoài nỗ lực của các NHTM còn cần có một cơ chế hoạt động phối hợp hiệu quả giữa các ngành các cấp có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NHTM và sự phát triển của các doanh nghiệp;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã phân tích và luận giải những vấn đề về quy trình tín dụng công tác thẩm định tín dụng KHDN của Ngân hàng thương mại,
đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu , phân tích cụ thể những nội dung thẩm định của ngân hàng thương mại. Để tìm hiểu trên thực tế một ngân hàng thương mại thẩm định tín dụng KHDN như thế nào, căn cứ vào cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, chương 2 của luận văn sẽ phân tích đánh giá, xem xét thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Nam Định
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI
NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH