Agribank có các thị trường hoạt động mới.

Một phần của tài liệu 1250 quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Uỷ ban ALCO và Ban điều hành thực hiện xem xét và phân tích các báo cáo định kỳ và báo cáo theo yêu cầu về rủi ro từ Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường. Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên xem xét báo cáo rủi ro từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành về các vi phạm hạn mức nghiêm trọng (trên 120% hạn mức) để xác định có hay không nguồn rủi ro mới. Sau khi phân tích các báo cáo từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên có 2 phương án: Nếu phát sinh nguồn rủi ro mới: phải đảm bảo có các phương pháp đánh giá rủi ro, xây dựng các công cụ đo lường và quy trình báo cáo, giám sát & xử lý rủi ro như các mục trước; Nếu không phát sinh nguồn rủi ro mới: Các bộ phận tiếp tục thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro như đề ra trong mục kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro.

Thực hiện trên cơ sở định kỳ: Hàng tháng, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường sử dụng các kết quả kiểm tra sức chịu đựng nhằm nhận diện các khoản mục hoặc các yếu tố có thể gây ra rủi ro trọng yếu cho Agribank trong các trường hợp khủng hoảng. Trong trường hợp thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cho các kết quả tiêu cực vượt quá ngưỡng chấp nhận của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phải tìm ra các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và các yếu tố tác động đến khoản mục này có ảnh hưởng trọng yếu nhất tới các kết quả tiêu cực và báo cáo lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành.

Uỷ ban ALCO cần thảo luận về vấn đề trên để xác định có hay không nguồn rủi ro mới của các tiêu chuẩn được nhận diện và đề cập. Từ đó, Uỷ ban ALCO sẽ trình Điều hành phân công Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường đề xuất các thay đổi về chính sách, phương pháp đo lường và cấu trúc giới hạn nếu cần thiết. Uỷ ban Quản trị rủi ro và Hội đồng Thành viên xem xét báo cáo rủi ro dựa trên kết quả kiểm tra sức chịu đựng từ Uỷ ban ALCO để kịp thời xác định các rủi ro trọng yếu và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời. Sau khi phân tích các báo cáo từ Uỷ ban ALCO và Ban điều hành, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Thành viên có 2 phương án: Nếu phát sinh nguồn rủi ro mới, phải đảm bảo có các phương pháp đánh giá rủi ro, xây dựng các công cụ đo

lường và quy trình kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro. Neu không phát sinh nguồn rủi ro mới, các bộ phận tiếp tục thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro như đề ra trong mục kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro.

3.2.2.3. Đo lường rủi ro

Với từng rủi ro đã xác định, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phối hợp với Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ xây dựng phương pháp luận đo lường rủi ro. Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ dựa trên yêu cầu của Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường, thực hiện việc đánh giá mô hình dựa trên hiểu biết về thị trường và sản phẩm, bao gồm: Xem xét dữ liệu nội bộ và bên ngoài để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, tin cậy và đầy đủ và xem xét giả định, lý thuyết, tính logic và tính hợp lý về phương pháp của mô hình. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường xem xét tính thích hợp của phương pháp luận. Nếu phương pháp luận chưa phù hợp, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường điều chỉnh phương pháp luận. Nếu phương pháp luận đã phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường kết hợp với bộ phận công nghệ thông tin kiểm tra mức độ sẵn sàng của dữ liệu. Nếu không lấy được dữ liệu theo yêu cầu cho mô hình đang xây dựng, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường phối hợp với Trung tâm Vốn - phòng Kinh doanh ngoại tệ điều chỉnh phương pháp luận, mô hình để có thể lấy được dữ liệu cần thiết cho mô hình. Nếu lấy được dữ liệu cho mô hình, Bộ phận công nghệ thông tin xem xét khả năng tích hợp mô hình vào hệ thống core banking. Nếu mô hình không tích hợp được với hệ thống core banking hiện tại, Bộ phận công nghệ thông tin đề xuất xây dựng hệ thống phần mềm có thể sử dụng được mô hình lên Uỷ ban ALCO và trình lên cấp thẩm quyền xem xét. Nếu mô hình có thể tích hợp được, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường thực hiện việc kiểm nghiệm nguyên lý đối với mô hình dựa trên dữ liệu thực tế của Agribank để xem xét kết quả kiểm nghiệm nguyên lý có phù hợp với hoạt động của ngân hàng không? Nếu kết quả kiểm nghiệm phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường trình phương pháp luận lên Uỷ ban ALCO và Ban điều hành phê duyệt. Nếu kết quả kiểm nghiệm không phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường quay lại bước 2 để điều chỉnh phương pháp luận. Nếu kết quả kiểm nghiệm phù hợp với hoạt động của Agribank, Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường trình Uỷ ban ALCO và Ban điều hành phê duyệt phương pháp luận.

Agribank cần thực hiện kiểm tra sức chịu đựng với mỗi mô hình sử dụng trong đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện ít nhất hàng quý để xác định các sự kiện hay các thay đổi có thể xảy ra trong tương lai khi có tác động bất lợi ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của Agribank cũng như đánh giá khả năng chịu đựng khi có sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thử nghiệm sức chịu đựng bao quát các rủi ro trọng yếu mà Agribank gặp phải. Bộ phận Quản trị rủi ro thị trường sẽ chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng định kỳ hàng quý (kể từ ngày chính thức đưa vào sử dụng mô hình), dựa trên đặc tính của sản phẩm được theo dõi và mức độ ổn định của mô hình. Vì thế, nếu sản phẩm có biến động giá, tái thử nghiệm nên được thực hiện với tần suất lớn hơn thông thường. Phương pháp luận áp dụng để thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng được dựa trên việc xây dựng các phân tích kịch bản thông qua việc áp dụng các cú sốc bất lợi về tỷ giá và lãi suất. Việc xây dựng kịch bản sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: mức độ sẵn có về mặt số liệu và khả năng của hệ thống; điều kiện thị trường tài chính; việc triển khai quy trình hiện tại và cấu trúc báo cáo.

Kịch bản kiểm tra sức chịu đựng có thể là những biến động về tỷ giá hối đoái và lãi suất. Các biến động này có thể là biến động tích cực hoặc biến động tiêu cực. Dựa trên các biến động này, Agribank có thể tính toán mức lãi lỗ theo từng kịch bản. Kịch bản kiểm tra sức chịu đựng mà Agribank sử dụng dựa trên các sự kiện khủng hoảng xảy ra trong quá khứ.

Mô hình VaR để đo lường rủi ro tỷ giá chưa được phê duyệt áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống Agribank mà chỉ do nội bộ Khối QTRR theo dõi để giám sát. Do đó, cần đẩy mạnh đo lường rủi ro tỷ giá bằng các công cụ định lượng để đem lại kết quả tính toán rủi ro chính xác cao và nhiều ứng dụng khác trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá. Có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro, nhưng mô hình được sử dụng phổ biến nhất là VaR - viết tắt của Value at Risk bởi những lợi ích ưu việt của mô hình này.

Một phần của tài liệu 1250 quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w