IV- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoà
2.3.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. về mô hình quản trị rủi ro
Xét một cách tổng thể, mô hình quản trị rủi ro của Agribank còn sơ sài. Như đã biết, Agribank hiện đang thiếu hẳn tuyến kiểm soát thứ hai độc lập, và tuyến kiểm soát thứ nhất vừa chồng chéo vừa không hiệu quả, vẫn chưa mang đầy đủ chức năng như trong chuẩn mực quốc tế hay thậm chí là nhiều ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam. Chi tiết hơn, vai trò và trách nhiệm của các đơn vị quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank lại gần như chưa được quy định rõ ràng, dù đây là hoạt động có rủi ro rất lớn và mang tính liên tục. Thay vì chú trọng vào quản trị rủi ro theo mô hình và quy trình tiêu chuẩn, cho đến nay Agribank lại vẫn chỉ đang dùng những giới hạn rất khắt khe để hạn chế việc tự doanh nhằm né tránh rủi ro. Vai trò và trách nhiệm của Ban điều hành liên quan tới quản trị rủi ro chưa được nêu cụ thể trong một chính sách quản trị rủi ro chính thức. Uỷ ban Quản lý rủi ro vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc ủy quyền từ phía Hội đồng Thành viên thực hiện các công tác quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, điều tương tự đối với Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc cấp Ban điều hành. Agribank cũng chưa có văn bản cụ thể (điều khoản tham chiếu bằng văn bản) về Ủy ban ALCO.
Việc giám sát rủi ro của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành không được thực hiện một cách hiệu quả do cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin chưa được xác định rõ ràng giữa các đơn vị phụ trách giám sát rủi ro và các đơn vị hỗ trợ (Ban pháp chế, Ban Tài chính Kế toán và Ngân quỹ) và các bộ phận rà soát, tuân thủ (ví dụ: Kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ). Bởi vậy, do sự hạn chế về phạm vi trách nhiệm trong các đơn vị kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ (công việc tiến hành khi chọn mẫu để thực hiện) cộng với việc trao đổi thông tin nội bộ chưa được xác định sẽ làm kết quả quả tác và do đó giảm tính hiệu quả đối với việc giám sát của Hội đồng Thành viên về quản trị rủi ro.
2.3.2.2. về quy trình quản trị rủi ro
Hạn chế thứ nhất của quy trình quản trị rủi ro là chưa xây dựng được đầy đủ khung chính sách đẩy đủ chuyên biệt phục vụ quản trị rủi ro tỷ giá. Hệ thống văn bản chính thức về khẩu vị, chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro bao gồm rủi ro tỷ giá vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và xây dựng, chưa bao quát được đẩy đủ các nội dung quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ như thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro theo Basel II. Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá chưa được xây dựng chuyên biệt làm cho công tác quản trị rủi ro chưa rõ ràng, chuyên nghiệp và chưa phát huy hết vai trò quản trị, chưa chuẩn hóa cách xử lý trong các trường hợp rủi ro tỷ giá khác nhau.
Nguyên nhân của tình trạng này là mặc đù có quan điểm tương đối rõ ràng về khẩu vị rủi ro và các kế hoạch hành động trong công tác quản trị rủi ro được Ban lãnh đạo chỉ đạo đến các cấp thi hành.Tuy nhiên, do nguồn lực và thời gian xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tỷ giá tại Agribank còn hạn chế. Do đó, chưa xây dựng được văn bản chính thức về khẩu vị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, chiến lược quản trị rủi ro tỷ giá cũng như chưa có được chính sách, quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hoàn thiện. Bên cạnh đó, còn do quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng và quản trị rủi ro thị trường nói chung vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, các công cụ, sản phẩm của kinh doanh ngoại tệ lại có tính chất phức tạp cao hơn nhiều so với hoạt động tín dụng truyền thống. Do đó, đòi hỏi một sự đầu tư lớn của ngân hàng cho việc nghiên cứu học hỏi từ các ngân hàng tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, thuê đối tác tư vấn triển khai,
đào tạo tại đơn vị mình.
Một hạn chế thứ hai của quy trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ là chua xây dựng đuợc hệ thống cảnh báo sớm và báo cáo chua đuợc tự động hóa. Mặc dù thuờng xuyên đua ra các cảnh báo rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá cho Agribank, các cảnh báo. Nhung nhìn chung vẫn có độ trễ và cảnh báo khi đã có dấu hiệu tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Công tác quản trị rủi ro còn tuơng đối bị động trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin rủi ro, chua có cơ sở cảnh báo sớm khi rủi ro mới ở dạng tiềm ẩn để kịp thời có biện pháp xử lý tránh gây thiệt hại. Ngoài ra, hệ thống báo cáo tuy đầy đủ và liên tục nhung vẫn chua tự động chiết xuất đuợc từ hệ thống để tổng hợp thông tin mà vẫn phải theo dõi thủ công. Việc này rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình giám sát, thu thập dữ liệu báo cáo và gây chậm trễ cho công tác báo cáo, giảm ý nghĩa của các báo cáo tới ban lãnh đạo.
Nguyên nhân của hạn chế này là do trang thiết bị kỹ thuật, phần mềm quản lý rủi ro chua thật sự hiện đại. Hiện tại, chua có phầm mềm hiệu quả hỗ trợ việc tính toán các mô hình quản trị rủi ro tỷ giá theo các phuơng pháp hiện đại nhu tính VaR theo phuơng pháp monte carlo simulation. Hiện tại, mô hình VaR mới đuợc tính toán theo phuơng pháp lịch sử, dựa chủ yếu trên phần mềm Microsoft Excel. Bên cạnh đó, do trình độ, kỹ năng của cán bộ kinh doanh ngoại hối chua đáp ứng yêu cầu. Các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro mặc dù có những nỗ lực tìm hiểu các phuơng pháp quản trị rủi ro nhung đa phần các bán bộ chua có kinh nghiệm kinh doanh tỷ giá và chua đuợc tham gia các khóa đào tạo chuyên môn sâu về quản trị rủi ro tỷ giá hoặc chua có chứng chỉ quốc tế về quản trị rủi ro. Agribank chua có chính sách khen thuởng, kỷ luật hợp lý nên chua tạo động lực thực sự cho cán bộ kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro. Và còn một nguyên nhân nữa dẫn đến hạn chế này đó là: hệ thống thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối còn đơn điệu, chua đáp ứng tốt nhu cầu. Hiện tại, Agribank đang trong quá trình xây dựng hệ thống báo cáo, dữ liệu tập trung.
Ngoài ra, hạn mức về trạng thái mặc dù có thể hạn chế rủi ro nhung chua tính đến sự biến động của tỷ giá, nên chua đo luờng đuợc mức độ tổn thất dự kiến và do đó chua giới hạn đuợc tổn thất của Agribank. Và mặc dù Agribank có sử dụng các hạn mức giao dịch để kiểm soát mức độ rủi ro kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên cơ chế thiết lập hạn mức chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan, các hạn mức này về bản chất mới chỉ ở cấp độ giao dịch mà chua phản ánh rủi ro trên khía cạnh toàn hệ
thống ngân hàng. Điều này có thể tác động tiêu cực tới các cơ hội kinh doanh của Agribank. Agribank cũng chua có văn bản chính thức trong đó mô tả phuơng pháp thiết lập hạn mức, hạn mức áp dụng và quy trình báo cáo các cấp trong truờng hợp vuợt hạn mức. Nhu một hệ quả tất yếu, khi hoạt động tự doanh và đầu cơ bị hạn chế tối đa, việc sử dụng các công cụ phái sinh kinh doanh ngoại tệ cũng không đuợc chú tâm theo đúng ý nghĩa ban đầu là để phòng ngừa rủi ro mà chỉ là một phần trợ giúp giải quyết tình trạng ứ đọng vốn VND, một mặt tận dụng cơ chế hạch toán để kiếm lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm phái sinh cũng còn hạn chế so với các ngân hàng thuơng mại khác, đặc biệt phải kể đến chua có giao dịch quyền chọn. Nói tóm lại, Agribank đang kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro một cách phân tán và chua thống nhất.
Hệ thống thông tin quản trị hiện tại của Agribank chua cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành đua ra các quyết định về quản trị rủi ro, cũng nhu để bản thân các đơn vị kinh doanh có thể tự đánh giá, nhận diện và kiểm soát từ đơn vị mình (có thể kể đến phuơng pháp hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ là một ví dụ), điều này có thể dẫn tới các quyết định sai lầm ảnh huởng tới kết quả kinh doanh của Agribank.
CHƯƠNG 3