Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 1250 quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

- Phí mua quyền (Premium) là chi phí mà nguời mua quyền phải trả cho nguờ

1.2.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mạ

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Tiến thì về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thuờng mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt nhu: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia..., thì kinh doanh ngoại tệ còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thuờng xuyên và không theo quy luật, nên rủi ro tỷ giá đuợc xem là rủi ro thuờng trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trung của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Rủi ro tỷ giá là rủi ro về lỗ phát sinh từ sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá giả thiết trong truờng hợp một TCTD có duy trì một trạng thái dòng liên quan đến các tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ.

Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng bao gồm:

-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thuơng;

-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tu nuớc ngoài trực tiếp hay gián tiếp;

-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối;

-Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.

Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thuờng thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng thuờng ít phải gánh chịu. Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro ngoại hối. Nhu vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ (unhedged position) tức là hoạt động thứ tu. Trạng thái ngoại hối mở thuờng đuợc thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị truờng ngoại hối và đặc biệt là đối

với những ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư lớn là những ngân hàng tạo thị trường bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid - Ask” đối với ngoại tệ giao dịch.

Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ,... Tài sản nợ bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu; và các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ. Do tính chất toàn cầu hóa, thị trường tài chính đã tạo ra những khả năng to lớn để tăng nguồn vốn của các ngân hàng bằng các ngoại tệ khác nhau. Đây là lợi thế to lớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ, mà còn tạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và giảm được chi phí vốn huy động.

Bên cạnh đó hoạt động kinh doạnh ngoại tệ còn tiềm ẩn những rủi ro như: + Rủi ro thực hiện hợp đồng.

+ Rủi ro kinh doanh

Rủi ro thực hiện hợp đồng: với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng lỗ. Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời gian thực hiện dài. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả với các ngân hàng khác. Rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ. Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năng thanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng, quy định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch, cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch trong hợp đồng.

Kinh doanh ngoại hối trong nghĩa rộng, bao gồm cả rủi ro thuộc chính bản thân hoạt động kinh doanh, tức là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh này không thể bù đắp đủ bằng doanh thu. Trên nguyên tắc, các giao dịch thường có thu nhập cao và những chi phí cho thiết bị văn phòng thường lớn, tức là những chi phí cho “back office”,

những chi phí tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Neu không có nhiều khách hàng giao dịch và hoạt động đầu cơ, hay hoạt động ác-bít không suôn sẻ thì ngân hàng giao dịch này có thể sẽ phải gánh chịu tổn phí rất tốn kém cho hoạt động này.

Trong số các truờng hợp nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trung cho kinh doanh ngoại hối, còn các rủi ro khác cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1250 quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w