- Phí mua quyền (Premium) là chi phí mà nguời mua quyền phải trả cho nguờ
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro trong trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mạ
DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro trong trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàngthương mại thương mại
Để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì các NHTM phải tạo trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá phải biến động. Muốn tránh hoàn toàn rủi ro tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ việc không tiến hành bất kỳ giao dịch ngoại hối nào hoặc nếu đã tạo trạng thái ngoại hối thì tiến hành đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng để làm cân bằng trạng thái. Tuy nhiên, là Dealer thì việc tạo trạng thái ngoại hối và hy vọng tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi là công việc hằng ngày của anh ta. Do đó, tỷ giá luôn biến động thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường xuyên và vô cùng hấp dẫn. Tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn rủi ro trong KDNT là đồng hành với nhau. Lãi lỗ trong KDNT có thể phát sinh cùng với quy mô biến động tỷ giá, trong khi tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi lỗ phát sinh là rất lớn. Điều này buộc ngân hàng phải có một cơ chế quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng một cách chặt chẽ.
Rủi ro KDNT là một yếu tố khách quan, ngân hàng không thể loại trừ được tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch KDNT, mà ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp và công cụ nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro.
Cho nên, theo tác giả, quản trị rủi ro KDNT tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Quy trình quản trị rủi ro thông thuờng gồm năm buớc: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo luờng rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro.