Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra. Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi ro bao gồm khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư.
■ Đánh giá rủi ro khách hàng vay
Hiệp ước Basel II cho phép ngân hàng lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ” hay còn gọi là “xếp loại nội bộ” (các NHTM trong nước đang áp dụng). Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với khách hàng cá nhân.
Về bản chất: Cả hai công cụ đều làm nhiệm vụ định hạng (xếp loại) tín dụng, khác nhau cơ bản là chấm điểm tín dụng chỉ áp dụng trong hệ thống ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong đơn xin vay cùng với các thông tin khác
về khách hàng do ngân hàng thu thập sẽ được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm. Ket quả sẽ đưa ra một con số - điểm tín dụng - chỉ mức độ rủi ro tín dụng của người vay. Hiệu quả kỹ thuật này càng cao, giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Vì đối tượng này thường không có BCTC, hoặc không đầy đủ, thiếu tài sản thế chấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận ngân hàng.
Xếp loại tín dụng áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đầy đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại. Áp dụng rộng rãi hơn, không những trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư,..
Tại các ngân hàng có thể khác nhau về cách thức thực hiện, tên gọi chỉ tiêu đánh giá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ý của khách hàng trong hoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã kí kết. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Bao gồm hai loại phân tích:
> Phân tích phi tài chính
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cashflows); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control).
Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như 5 P (dựa trên các yếu tố: Purpose, Payment, Protection, Pilicy, Pricing), hoặc nhóm đánh giá CAMPARI (dựa trên các yếu tố: Character, Ability, Magin, Purspose, Amount, Repayment, Insurance). Tuy tên gọi các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng về bản chất, cách xem xét các yếu tố để cấp tín dụng thì cả ba cách đánh giá trên đều tương đồng nhau.
Đối với khoản vay của doanh nghiệp, thì ngoài các yếu tố phi tài chính, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng (Nội dung chi tiết đề cập trong phụ lục số 1):
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản + Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Nhóm chỉ tiêu cân nợ + Nhóm chỉ tiêu doanh lợi
Tùy theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: Cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ, cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ.
Mô hình điểm số Z (Z - credit scoring model): Đại lượng Z dùng làm thước đo tong hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay, phụ thuộc vào:
- Chỉ số tài chính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ
Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 1.0 X5
X1: Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản X2: Hệ số lãi chưa phân phối/ tong tài sản
X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản
X4: Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của tổng nợ X5: Hệ số doanh thu/ tổng tài sản
Điểm số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ càng thấp, như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1.8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao 1.8 < Z< 3: Không xác định được
Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ
Bất kỳ công ty nào có điểm Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản
Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng
vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay. Ngoài ra, không tính đến các yếu tố khó định lượng như: điều kiện kinh doanh, thị trường thay đoi liên tục, danh tiếng khách hàng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, sự biến động của chu kỳ kinh tế.
■ Đánh giá rủi ro khoản vay: Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến hay tổn thất dự kiến EL (expected loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss given default) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả
được nợ EAD (Exposure at Defaut) theo công thức sau:
EL = ESD x PD x LGD
Nếu mỗi món vay được xem là một phép thử, nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư.
■ Đánh giá rủi ro danh mục: Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn - Value at Risk (VAR)
Giá trị tới hạn VAR của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ những trường hợp xấu nhất hiếm xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá mức rủi ro của một danh mục đầu tư theo hai tiêu chuẩn: Giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu
đựng rủi ro của nhà đầu tư.
Có thể hiểu như sau: “Nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì ton thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày”. Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản, phụ thuộc vào ba thông số:
- Độ tin cậy
- Thời gian đo lường VAR
Sự phân bổ lời/lỗ trong khoảng thời gian này. Trong đó đường phân bổ khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể hiện thông số quan trọng nhất và khó xác định nhất.
Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử dụng N = 10 ngày và X = 99. Điều này có nghĩa là họ tập trung vào mức thu lỗ trong thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt quá 1%. Vốn mà họ yêu cầu ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này.
Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau
nhưng tiềm năng rủi ro thấp cao hơn.
Trong điều kiện Việt Nam mô hình điểm số tín dụng thường được sử dụng do có nhiều ưu điểm như đơn giảm, nhanh chóng. Nhưng dù sao thì việc nghiên cứu các mô hình có thể cho phép chúng ta thực hiện đánh giá rủi ro tốt hơn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.
■ Ngoài ra còn có các công thức xác định mức độ rủi ro tín dụng:
> Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/ Tong dư nợ cho vay * 100%
Nợ quá hạn hiện nay là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.
> Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5 theo QĐ 493)
Tỷ lệ nợ xấu = Tong nợ xấu/ Tong dư nợ cho vay * 100% > Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = Tong dư nợ cho vay có chất lượng trung bình/ Tong tài sản có x 100%
> Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng/ Tổng dư nợ cho vay * 100%