VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NAM

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

0 0 0 18 39Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NAM

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NAM 2016

3.1.1 Quan điểm

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương phát triển các DNNVV của Đảng và Nhà nước và trên cơ sở nhận biết được vai trò quan trọng của các DNNVV trong sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tín dụng NH nói riêng, chi nhánh Tây Hà Nội cũng đưa ra một số chủ trương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này vay vốn phát triển trong thời gian tới đây:

Tiếp tục đoi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho DNNVV cả về thời gian, số lượng. Khi có điều kiện sẽ giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp này có cơ hội đổi mới kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.Ưu tiên các dự án thuộc các ngành kinh tế trọng điểm.

Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng, không vì nợ quá hạn mà không cho vay. Tích cực tham gia cùng doanh nghiệp xây dựng các dự án nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho cả doanh nghiệp và NH.

Tăng trưởng dư nợ lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV vay vốn. Nâng cao tỷ trọng cho vay và tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp trong đó không phát sinh nợ quá hạn khó đòi.

Tiếp cận, rà soát, phân loại doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, làm tốt công tác tiếp thị để

thu hút khách hàng, tăng cơ cấu tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp.

Tích cực tìm kiếm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành xử án tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

3.1.2 Mục tiêu

Định hướng khách hàng, thị trường, lĩnh vực đầu tư: cơ cấu đầu tư tín dụng của Chi nhánh có lộ trình giảm dần các khách hàng dư nợ cao, phát triển cho vay các DNNVV và hộ sản xuất kinh doanh có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản chính chủ. Điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng và hơn nữa CBTD của Chi nhánh và các Phòng giao dịch có công việc thường xuyên hơn, nâng cao được trình độ nghiệp vụ.

Huy động vốn: Tong vốn huy động đáp ứng được nhu cầu cho vay và

đầu tư tại Chi nhánh (khoảng thời gian 31/12/2014).

Hoạt động tín dụng: Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung đôn đốc

thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức quy định.

Hoạt động dịch vụ:

Định hướng phát triển đối với hoạt động thanh toán quốc tế: Giai đoạn 2012-2016 định hướng của chi nhánh tiếp tục mở rộng và phát triển toàn diện các dịch vụ, tăng thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Riêng trong hoạt động thanh toán quốc tế định hướng phấn đấu tăng 20% qua mỗi năm về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ.

Định hướng phát triển thẻ: Sản phẩm thẻ mỗi năm tăng khoảng 20% từ 28.000 thẻ năm 2012 lên 40.500 thẻ năm 2016. Tập trung phát triển các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, tăng số lượng thiết bị POS từ 16 chiếc năm 2012 lên 56 chiếc năm 2016, thanh toán và các sản phẩm khác tăng từ 10% đến 15%. Tăng trưởng thu dịch vụ từ 10% đến 15%.

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)