Đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 77)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

0 0 0 18 39Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.2.1.2 Đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả

Phân loại nợ theo tiêu chí định tính thay vì định lượng (theo kỳ hạn nợ đã được gia hạn, hoặc cơ cấu lại nợ) như hiện nay.Vì phân loại theo định lượng là một trong những nguyên nhân làm cho NH chưa xác định được chính xác mức độ rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm tàng, chưa phản ánh được chất lượng tín dụng thực tế.

Hiện tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã áp dụng phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bằng phương pháp chẩm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng). Theo đó, Ngân hàng có kết quả khá chính xác chất lượng tín dụng, từ đó có các biện pháp, giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu. Tuy đã áp dụng nhưng do mới đi vào thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493 nên vẫn còn nhiều lúng túng, chưa phản ánh đúng thực trạng nợ.

Để đánh giá được rủi ro tín dụng thì NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cần phải có giải pháp phù hợp với từng giai đoạn:

Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin của khách hàng: CBTD chủ yếu lấy thông tin về khách hàng thông qua hai nguồn đó là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ của ngân hàng. Điều này yêu cầu CBTD cần phải dựa trên toàn bộ thông tin có được để có thể nhận định một cách chính xác về khách hàng vay vốn. Bởi vì nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể là không chính xác, ngân hàng nên cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đầy đủ chức năng đối chiếu những thông tin do khách hàng cung cấp.

Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: Khi thẩm định phương án kinh doanh cần vay vốn, CBTD cần phải xem xét tính xác thực của nguồn vốn tự có mà doanh nghiệp tham gia vào dự án cần vay vốn. Không những thế trong quá trình thẩm định CBTD cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Khi đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, CBTD cần chú ý nguồn trả nợ chính, đó thường là khả năng sinh lời của phương án kinh doanh mà khách hàng xin vay vốn và nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng. Chi nhánh cần yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có những số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với dự án mà khách hàng đang vay vốn của ngân hàng. Để có thể phát hiện những thay đoi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp đang vay vốn nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý.

Giai đoạn quyết định cho vay: CBTD cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế... để có cái nhìn tổng quát về rủi ro có thể xảy ra. Trước khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng.

Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay: Cần phải xem xét các vấn đề sau:

+ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích mà khách hàng trình bày với ngân hàng.

+ Chi nhánh phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Thông qua đó kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập đối với khách hàng là cá nhân. Đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 77)