DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
❖ Thông tin:
- Sự am tường của lãnh đạo về rủi ro và lợi ích trong hoạt động tài chính của ngân hàng.
- Khuôn kho báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thông tin tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của ngân hàng.
- Mức độ hiệu quả trong truyền đạt thông tin của các báo cáo cho cấp quản lý.
❖ Tổ chức quản trị rủi ro
- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức việc kiểm soát và quản trị rủi ro.
- Sự phù hợp của các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ.
- Kỹ năng để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp của đội ngũ cán bộ.
❖ Phương pháp đo lường rủi ro
- Sự hợp lý của công nghệ đo lường với tất cả các loại rủi ro.
- Khả năng đo lường được độ nhạy cảm về thu nhập và vốn trong tình huống “chắc chắn xảy ra” hoặc tình huống xấu.
- Khả năng cho phép so sánh các danh mục, đối tác và các khu vực kinh tế.
và tính tới các mối tương quan của sản phẩm và thị trường.
- Khả năng tong hợp các khoản thất thoát do rủi ro ở các cấp độ.
❖ Chính sách, quy trình quản trị rủi ro
- Đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro của ngân hàng là phù hợp với mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngân hàng.
- Khả năng giảm thiểu rủi ro tiềm năng.
- Mức độ phổ biến tới tất cả các nhân viên, giám sát việc tuân thủ chính sách, quy trình.
- Khả năng đảm bảo các khoản thất thoát là phù hợp với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của ngân hàng theo các hạn mức áp dụng.
- Các hạn mức áp dụng cho phép điều hành hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận và hiệu quả.
❖ Cơ sở hạ tầng công nghệ và các hệ thống hiện tại:
Hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin về rủi ro của tất cả các sản phẩm, hoạt động của ngân hàng mà không gây cản trở nào đến tăng trưởng và phát triển kinh doanh của ngân hàng.
Theo tham khảo ở các tạp chí tài chính, tạp chí ngân hàng năm 2011, 2012 tác giả luận văn đã tổng hợp được một số kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của 3 quốc gia lớn trên thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.