Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

0 0 0 18 39Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, tham định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

Hiện tại Chi nhánh chỉ có 1 phòng Tín dụng tại Hội sở chính, các phòng giao dịch chỉ thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, không có phòng thẩm định tín dụng, còn phòng Marketing thì không liên quan đến mảng tín dụng. Vì vậy cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh.

Bộ phận quan hệ khách hàng: có chức năng tìm kiếm, tiếp xúc, khởi tạo quan hệ tín dụng với khách hàng. Phòng này có thể trực thuộc Phòng giao dịch hoặc trực thuộc Chi nhánh. Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, theo đúng quy định, chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tham định trực thuộc Hội sở.

Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng: tham định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực hiện các quyết định của bộ phận quan hệ khách hàng. Đồng

thời, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng, tạo ra được quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay. Sau khi xem xét các điều kiện của khách hàng vay, sẽ có trả lời về việc đồng ý hay từ chối đối với khoản vay.

Bộ phận tác nghiệp: chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu vào hệ thống IPCAS, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng yêu cầu, điều kiện đã được xác lập từ bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Đây cũng có thể là bộ phận quan hệ khách hàng.

Để chuyển đoi được mô hình cấp tín dụng mới này phải giải quyết được 3 vấn đề:

Thứ nhất, Do mô hình mới ảnh hưởng đến quyền hạn của cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Bây giờ, quyết định cho vay hay không phải phụ thuộc vào quyết định của tập thể và các bộ phận độc lập. Đây là một trở lực không nhỏ cho quá trình chuyển đổi của NHNo&PTNT, vì các bộ phận, con người đã quen với cách thức hoạt động truyền thống (một cán bộ tín dụng từ tìm kiếm tham định, giải ngân và thu nợ hoàn tất khoản vay). Để khắc phục được yếu tố này, cần có sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức liên quan đến bộ phận tín dụng, chuyển đổi về cách nghĩ, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận.

Thứ hai, do thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin tín dụng, các báo cáo của DNNVV chưa bắt buộc phải qua kiểm toán. Quy trình mới lại yêu cầu tách bạch giữa các chức năng, nên cán bộ tham định (không trực tiếp tiếp xúc khách hàng) phải có đầy đủ các thông tin để ra quyết định đúng đắn, hợp lý.

Thứ ba, việc phân định trách nhiệm phải rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý để đảm bảo sợi dây liên kết chặt chẽ, tránh sự e ngại, sợ trách nhiệm trong quá trình cấp tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng và khách hàng.

Ưu điểm của mô hình này là sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và thẩm định, giúp quyết định cho vay đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu hơn, mang tính khách quan hơn, tăng cường khả năng giám sát. Từ đó

giúp nhận dạng rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)