Nhóm các giải pháp liên quan Nâng cao chất lượng nguồn lực

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 85)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

0 0 0 18 39Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.2.3 Nhóm các giải pháp liên quan Nâng cao chất lượng nguồn lực

Nâng cao chất lượng nguồn lực

Yeu tố con người luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người còn đóng một vai trò quan trọng hơn. Nó sẽ quyết định đến chất lượng của tín dụng, chất lượng của các dịch vụ của ngân hàng và nó quyết đinh đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Không những vậy nó còn phản ánh hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.

NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cần to chức phân loại cán bộ theo trình độ để có biện pháp đào tạo thích hợp. Đào tạo nâng cao cho một bộ phận cán bộ có năng lực để có đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ làm hạt nhân. Ưu tiên cho đào tạo tin học và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập và đoi mới công nghệ. Khuyến khích cán bộ tự học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các nghiệp vụ bo trợ. Thường xuyên to chức học tập, tiếp nhận văn bản mới, nâng cao trình độ tác nghiệp và kỹ năng giao tiếp để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Hiện nay NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đang mở rộng mạng lưới hoạt động và công tác quản lý rủi ro tín dụng ngày càng được chuẩn hóa. Điều đó đồng nghĩa với việc thêm nhiều công tác, nghiệp vụ mới phát sinh, do đó khối lượng công việc gia tăng lên rất nhiều. Trong khi đó số lượng cán bộ nhân viên không tăng lên, điều đó khiến cho một cán bộ phải làm nhiều việc hơn, dẫn đến hiệu quả không cao và làm cho rủi ro tín dụng tăng cao. Yêu cầu đặt ra cho NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội là phải có chính sách để thu hút thêm nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có đạo đức nghề nghiệp.

Xây dựng cơ chế đào tạo dài hạn kể cả việc đào tạo cho cấp quản lý, gắn liền đào tạo với việc sử dụng cán bộ phù hợp.

của cán bộ ngân hàng. Thực hiện xử lý nghiêm đối với các CBTD vi phạm vấn đề đạo đức.

Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn và xử lý thông tin khách hàng

Khi hệ thống thông tin của khách hàng được cập nhật nhanh, đầy đủ và chính xác cho cán bộ ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm định, xét duyệt tín dụng. Khi hệ thống thông tin được cung cấp tốt thì làm cho rủi ro tín dụng được hạn chế một cách tối đa nhất.

NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cần nâng cấp về công nghệ thông tin như chương trình giao dịch IPCAS, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet... đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập.

NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội nâng cấp hệ thống để ngăn chặn được tình trạng khách hàng đang có nợ tại chi nhánh này nhưng lại đi vay ở chi nhánh khác trong hệ thống của NHNo&PTNT Việt Nam.

Hiện nay thông tin NH thu thập chủ yếu là 2 dạng: thông tin thu thập bên ngoài và thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng.

Thông tin bên ngoài về khách hàng và thị trường: Chi nhánh chủ yếu lấy thông tin do CIC cung cấp, tuy nhiên trong một số trường hợp thông tin này không đầy đủ, không thể hiện hết được thực trạng tín dụng của khách hàng tại Việt Nam. Hiện tại chưa có cơ quan nào cung cấp được thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá khách hàng cũng như khoản vay. Do đó, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức như uy tín của khách hàng đánh giá của bạn hàng, đối tác, hiệp hội mà doanh nghiệp là thành viên để có cái nhìn toàn diện hơn. Chi nhánh nên quan tâm đến việc mua thông tin từ các to chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng, thông tin chuyên ngành, thông tin kinh tế cũng như đặt hàng các đơn vị chuyên nghiên cứu, thu thập thông tin để có cái nhìn rõ ràng, toàn cảnh khi cấp tín dụng.

Thông tin quản trị trong nội bộ ngân hàng: cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa

các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Theo định kỳ, cán bộ quản lý khoản vay cần thông báo tình hình thực hiện cam kết tín dụng, cũng như theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và báo cáo lại cho lãnh đạo và bộ phận quản trị rủi ro. Để từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có phương pháp xử lý, tránh tình trạng chỉ khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu theo phân loại nợ theo thời gian giải ngân mới tìm hướng giải quyết.

Mặt khác bản thân Chi nhánh cũng cần nêu cao tinh thần minh bạch, công khai hóa thông tin là cơ sở động lực cho việc nâng cao chất lượng rủi ro. Việc minh bạch, công khai thông tin không chỉ thực hiện với NHNN, NHNo&PTNT mà còn giữa các bộ phận trong Chi nhánh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tín dụng

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Đã có nhiều ngân hàng thương mại đã chú trọng đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên cùng với sự khó khăn của đất nước hiện đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành khoa học kỹ thuật của nước ta, đặc biệt là công nghệ ngân hàng còn có một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung thế giới. Để có thể theo kịp được với xu thế phát triển của các ngân hàng trên thế giới thì cần gắn chặt các sản phẩm của ngân hàng với công nghệ thông tin hiện đại. Để làm được vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng cần phải có kế hoạch hiện đại hiện đại hóa ngân hàng theo hướng hòa nhập với cộng đồng thế giới. Nhưng cũng không nên quá cứng nhắc đưa mô hình của các nước khác vào áp dụng. Cần có những chiến lược phù hợp với tình hình, khả năng của ngân hàng vì thế phải có những giải pháp như sau :

- Cập nhật các phần mềm mới để tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, phần mềm thẩm định tín dụng.

- Mở rộng mạng lưới thông tin để có thể cập nhật thông tin của khách hàng nhanh chóng, chính xác.

Hiện nay NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cần cập nhật các phần mềm mới để tính các chỉ tiêu hoạt động như hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Mở rộng mạng lưới thông tin của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội để có thể cập nhật thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành

Xây dựng mối liên kết với các hiệp hội DNNVV, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ... nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời chuyền tải thông tin về hoạt động của NHNo tới DNNVV, tạo ra mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau. Thông qua các hiệp hội, NHNo tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo đén các DNNVV, tạo ra sự đa dạng về nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho các DNNVV tại các TCTD trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tư cho DNNVV.

Kết hợp với các cơ quan chính quyền, hiệp hội, hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh, thuế các cấp, tập huấn nâng cao quy trình quản lý cho các chủ doanh nghiệp.

Giải pháp từ phía các DNNVV

Để công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt, ngoài các giải pháp từ Chi nhánh, thì các giải pháp từ phía các khách hàng vay vốn là DNNVV cũng hết sức quan trọng góp phần hạn chế rủi ro.

Các DNNVV phải tự nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, kiến thức kinh tế thị trường, một khi có được trình độ quản lý tốt đây

là yếu tốt cơ bản mang lại hiệu quả cho nhà sản xuất, tạo được khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

Phải xây dựng được phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, cung cấp các thông tin, tình hình sản xuất, tình hình tài chính một cách đầy đủ, chính xác và trung thực.

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước quy định có liên quan đến ngành nghề, sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Có giải pháp để tăng cường vốn tự có, tăng tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án, tiết giảm chi phí hợp lý, có chiến lược đầu tư chiều sâu, đoi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của khách hàng vay vốn, việc vay vốn, sử dụng vốn phải xuất phát từ thực tế nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người vay vốn, họ phải chủ động trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn, làm sao tạo được hiệu quả trong kinh doanh, có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ vốn vay, và lãi vay cho chi nhánh theo đúng cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn, tránh tình trạng chây ỳ, ỉ lại dựa dẫm vào chính sách hỗ trợ của nhà nước một khi sản xuất kinh doanh gặp rủi ro.

Tìm cách đưa thông tin đến với ngân hàng, có nhiều cách phát tín hiệu như phát triển thương hiệu, tham gia các cuộc bình chọn của các tổ chức uy tín như Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng đất việt, và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm... để ngân hàng thấy được khả năng và uy tín của mình.

3.3 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 85)