Hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 51)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

2.2.3 Hoạt động tín dụng:

Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008 là 2,062 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 1,84%; năm 2009 tổng dư nợ 2,438 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 10,36%; năm 2010 tổng dư nợ là 2,842 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 9,9%; năm 2011 tổng dư nợ là 2.815 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu chiếm 40.23%; năm 2012 tổng dư nợ là 2.746 tỷ đồng mà nợ xấu chiếm 70%.

(Nguồn Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội)

Biểu 2.1: Dư nợ tín dụng và dư nợ xấu giai đoạn 2008-2012

Cơ cấu dư nợ theo thời gian: Năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 33,29% nhưng tỷ lệ nợ ngắn hạn lại giảm xuống 54,66% và nợ trung dài hạn tăng lên 45,34%, sự tăng lên nhanh chóng của các khoản vay trung dài hạn là do các dự án thủy điện và phong điện bắt đầu thời kỳ giải ngân để đảm bảo tiến độ hoàn thành kế hoạch phát điện. Sang năm 2009 với mức dư nợ tăng lên 18,23% và tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống 52,71%, tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng lên 47,29%, với tỷ trọng cho vay trung dài hạn như vậy thì bắt đầu xuất hiện việc mất cân đối trong cơ cấu dư nợ theo thời gian, điều này sẽ tiềm an những rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng. Đến năm 2010 dư nợ tăng lên 16,57% tương đương với số tuyệt đối là 2.842 tỷ đồng thì tỷ trọng nợ ngắn hạn chỉ còn 42,79% và tỷ trọng nợ trung dài hạn đã vượt qua ngưỡng 50% lên đến 57,21%, điều này càng gây khó khăn hơn cho Chi nhánh trong việc thu xếp nguồn vốn để tái đầu tư ngắn hạn nơi mà nguồn vốn sẽ được quay vòng nhanh hơn. Dư nợ năm 2011 đạt 2.815 tỷ đồng giảm 7.24% so với đầu năm, trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm 40.07%, tỷ trọng nợ trung dài hạn chiếm 59.93%, tỷ trọng nợ trung dài hạn như vậy là quá cao. Năm 2012 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm xuống còn 58,8%, tuy

tỷ trọng có giảm nhưng vân còn quá cao so với quy định của NHNo&PTNT. Tuy nhiên, các dự án trung dài hạn đều đã hết thời hạn giải ngân và cơ bản đã bắt đầu có doanh thu để trả nợ nên tỷ trọng trung dài hạn này sẽ giảm dần đến năm 2015 có thể xuống mức 40% theo quy định của NHNo Việt Nam. Như vậy, trong năm 2013 - 2015 chi nhánh sẽ tập trung thu nợ trung dài hạn, mà không phát sinh các dự án mới, tập trung cho vay ngắn hạn phục vụ các lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực khác.

Dư nợ phân theo loại tiền: Năm 2008 dư nợ ngoại tệ trong tong dư nợ đạt 14,45%, năm 2009 tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 28,42%, năm 2010 chiếm 22,09%, năm 2011 tỷ trọng nợ ngoại tệ chiếm 21,9% tong dư nợ, năm 2012 tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 20,8% tổng dư nợ. Từ năm 2008 đến năm 2009 có sự tăng lên đột ngột của dư nợ ngoại tệ (từ 298 tỷ đồng quy đổi lên 693 tỷ đồng quy đổi) là do dự án Phong Điện giải ngân EUR khoản vay của ngân hàng nước ngoài. Năm 2010 dư nợ ngoại tệ giảm xuống là do thu 1 phần gốc khoản cho vay dự án của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ tại Chi nhánh được đánh giá là hợp lý, với dư nợ này Chi nhánh có thể đầu tư ngoại tệ cho 1 số Công ty về các lĩnh vực xuất khẩu với lãi suất vay ngoại tệ ưu đãi nhằm khuyến khích các Công ty xuất khẩu có ngoại tệ bán lại cho Chi nhánh. Hiện tại chi nhánh đã có 3 khách hàng xuất khẩu thường xuyên là Công ty TNHH Đại Việt; Công ty TNHH SX KD TM Trường Hải; Chi nhánh Công ty TNHH NN 1TV XNK&ĐT Hà Nội - ARTEX Hà Nội với lượng ngoại tệ về Chi nhánh mỗi năm khoảng 5 đến 7 triệu USD.

Dư nợ phân theo đối tượng vay: Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân của Chi nhánh năm 2008 là 81 tỷ, sang năm 2009 là 72 tỷ, năm 2010 là 93 tỷ, 2011 là 49 tỷ. năm 2012 là 40 tỷ đồng. Lý do của việc tăng giảm thất thường của dư nợ hộ sản xuất và cá nhân là do có những thời kỳ, do chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam không khuyến khích tăng dư nợ cho vay tiêu dùng, mà hộ sản xuất ở Chi nhánh lại ít, nên dư nợ của lĩnh vực này giảm. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại Chi nhánh cũng giảm đi đáng kể, từ 331 khách

năm 2008 xuống 106 khách năm 2012. Dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm. Từ 1.981 tỷ đồng năm 2008 lên 2.703 tỷ đồng năm 2012. Nguyên nhân là do chính sách phát triển của Chi nhánh tập trung

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 51)