ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 73)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,

0 0 0 18 39Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG

Những thành tựu đã đạt được:

Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn nhạy cảm với chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng và đặc biệt là biến động lớn về lãi suất, giá vàng và tỷ giá cùng sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng co phần. Tuy vậy chi nhánh Tây Hà Nội cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.;

- Về tín dụng, mức độ tăng dư nợ tín dụng on định, đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều hoàn thành. Với dư nợ tăng đều và On định bất chấp khó khăn và căng thẳng về vốn vào các năm 2010-2012. Với dư nợ lần lượt là 2.842 tỷ VNĐ năm 2010; 2.815 tỷ VNĐ năm 2011; 2.743 tỷ VNĐ năm 2012.

- về nhân lực, chi nhánh Tây Hà Nội đã chú trọng đến việc cử cán bộ đi tham dự các lớp học do NHNo và các lớp học do to chức ngoài ngành to

chức. Vì thế chất lượng cán bộ của chi nhánh ngày càng được nâng cao. - Thời gian qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Tây Hà

Nội được chú ý hơn trước, thực hiện có tổ chức hơn tuy nhiên do xu hướng

chung của toàn ngành ngân hàng là nợ xấu đang tăng cao nên chưa giảm thiểu

được nợ xấu tại Chi nhánh. Chi nhánh đã và đang kiên quyết thực hiện các

biện pháp nhằm kiểm soát và giảm nợ xấu.

Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Những hạn chế còn tồn tại

Nợ xấu thuộc thành phần DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Do các bất cập trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh như đã đề cập ở phần trên dẫn đến nợ xấu cao không có khả năng thu hồi.

- Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng: + Chưa có những báo cáo tổng kết về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

+ Chưa có những kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích đánh

giá về tình hình môi trường hoạt động, xu hướng phát triển thị trường.

+ Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro trong quá trình cấp tín dụng có những lúc độ tin cậy không cao.

- Đối với hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng:

+ Hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng tại Chi nhánh vẫn chưa đi vào thực chất, chưa được thực sự xem trọng bởi những người thực hiện. + Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế công việc. Cán bộ tín dụng thiếu kiểm

khách quan về phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng. - Công tác nhận diện rủi ro tín dụng chưa chú trọng nhận dạng đối

tượng chính gây ra rủi ro là khách hàng.

- Về qui trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng có một số mặt hạn chế sau:

Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán.

Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng: các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.

Ngoài ra vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, Chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm mục đích thay đoi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho Chi nhánh.

- Về công tác kiểm soát rủi ro:

Chính sách khách hàng: Mục tiêu chính sách khách hàng chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa, chưa xác định được thị trường mục tiêu, xác định được các ngành nghề trọng yếu phát triển tín dụng; chưa định hướng được danh mục cho vay hạn chế rủi ro tín dụng.

Quy trình tín dụng còn nhiều bất cập và hạn chế: chưa có phòng tham định độc lập riêng biệt, cán bộ tín dụng làm tất cả các khâu từ tiếp xúc khách hàng, tham định, giải ngân và kiểm tra sau.

Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập.

- Hệ thống thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đay đủ, đáp ứng kịp thời.

- Các thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ.

- Công tác kiểm tra giám sát nội bộ: Bộ phận kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Chi nhánh nên việc kiểm tra

rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm soát nội bộ chưa mạnh dạn để báo cáo trực tiếp lên NHNO&PTNT Việt nam. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ánh một cách trung thực.

Công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường bị xem nhẹ. Tuy chi nhánh đã cải thiện trong khâu kiểm tra sau khi cho vay, tuy nhiên cần cải thiện nhiên hơn nữa vì vẫn tồn tại nhiêu trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

Chất lượng cán bộ tín dụng tuy được nâng cao và được chi nhánh chú trọng phát triển nhưng vẫn còn phải cải thiện nhiêu trong bối cảnh hiện nay, nhiêu sinh viên, nhân viên và chuyên viên giỏi có xu hướng làm việc cho các ngân hàng co phần. Ngoài ra vấn đê đạo đức của cán bộ tín dụng vẫn chưa được

xem xét đúng mức như là một yếu tố hàng đầu trong quản trị rủi ro tín dụng.

Những nguyên nhân gây ra các hạn chế đó

Nguyên nhân khách quan:

Năm 2010 và 2011 là năm có nhiêu biến động vê lãi suât, cung , cầu vốn trên thị trường là năm biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường vàng. Các năm 2010-2012, với chủ trương tăng vốn điêu lệ các NHTM, hoàn thiện các chuẩn an toàn trong kinh doanh, thu hẹp hoạt động huy động và cho vay vàng cùng với sự gia tăng tín dụng vào cuối năm gián tiếp tạo sự khan hiếm vốn trên thị trường... giá vàng, ngoại tệ, lãi suất biến động mạnh đã hút vốn quay vòng từ thị trường này sang thị trường khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt vê giá vốn với các ngân hàng co phần khác

Hiện tại có nhiêu qui định mới liên quan của Luật, Nghị định được sửa đoi. Nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành dẫn đến việc thực hiện khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan:

về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của ngân hàng tuy chặt chẽ nhưng không sát thực tế, hiệu quả chưa cao. Số lượng khách hàng đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng không nhiều, nếu bỏ qua không cho vay thì có thể gây giảm lợi nhuận, mất uy tín cho ngân hàng, còn nếu chấp nhận thì lại có thể sẽ gây ra ton thất cho ngân hàng

Công tác tiếp thị, đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu của khách hàng còn hạn chế. Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng chưa tạo nên sức hấp dẫn để thu hút khách hàng

Chi nhánh hiện nay chưa có nhiều những cán bộ thực sự có chuyên môn cao trong công tác thẩm định và cấp tín dụng. Mặc dù chi nhánh đã cử cán bộ đi tham dự các lớp học do các tổ chức trong và ngoài ngành tổ chức nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Chi nhánh chưa đánh giá được vấn đề đạo đức trong hoạt động tín dụng là yếu tố hàng đầu trong quản trị rủi ro tín dụng, nhất là với điều kiện thông tin chưa được minh bạch, pháp luật, chế tài giám sát còn thiếu và mọi việc đều được làm bởi con người như hiện nay. Đây là vấn đề luôn phải được đề cao, chứ không nên để xảy ra hậu quả thì mới khắc phục.

Nợ xấu tại Chi nhánh cao là do chưa có mô hình nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro một cách chuẩn mực.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Chi nhánh cấp tín dụng chủ yếu cho các DNNVV. Bên cạnh số đông doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tôn trọng pháp luật thì cũng không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, trái pháp luật, lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Ngoài ra, trong các khách hàng của Chi nhánh có nhiều DNNVV làm ăn thua lỗ, các doanh nghiệp này thường ít tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ điều kiện phát mại còn có những khách hàng không có tài sản đảm bào.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường mang tính tự phát, theo phong trào, tính chất gia đình, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể,

chưa tạo nên sự khác biệt và có tính cạnh tranh. Sự am hiểu về pháp lý còn hạn chế, trình độ nhân lực thấp, công nghệ lạc hậu, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ, yếu trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường. Sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô.

Công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của một bộ phận DN còn yếu về trình độ và kém về ý thức chấp hành các quy định của luật pháp, vì vậy không đủ làm cơ sở cho các NHTM đánh giá chính xác về hiệu quả SXKD của DN. Việc công khai tài chính của DN còn rất thiếu minh bạch, phần lớn các DNNVV không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của DN không được kiểm toán hàng năm, do đó, không đủ độ tin cậy. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp thường có song song hai hệ thống kế toán là kế toán thuế và kế toán nội bộ. Nếu dựa vào báo cáo thuế thì sẽ không phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV bởi vì để tránh thuế DN thường để doanh thu, lợi nhuận theo báo cáo thuế thấp, còn nếu dựa vào báo cáo nội bộ thì DNNVV có thể tự thay đoi theo mục đích chủ quan nên ngân hàng không đủ cơ sở tin cậy để đánh giá. Cán bộ tín dụng không thể xác định báo cáo tài chính có đúng sự thật hay không do vậy đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.

Báo cáo tài chính không minh bạch: Nhiều khách hàng là doanh nghiệp khi trình phương án xin vay đã đưa ra cho Chi nhánh những báo cáo tài chính với con số không chính xác. Cán bộ tín dụng không thể xác định báo cáo tài chính có đúng sự thật hay không do vậy đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.

Sự không tôn trọng và thiếu hiều biết về pháp luật của doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp không nắm vững các luật về kinh tế hoặc nắm vững mà cố tình vi phạm như kinh doanh hàng phi pháp, trốn thuế... khi bị pháp luật phát hiện sẽ gây ra ton thất lớn cho ngân hàng.

Hiện nay một số khách hàng lớn của chi nhánh đang trong thời kỳ cơ cấu lạo to chức, hình thức sở hữu, đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với thực trạng kinh tế tại khu vực Hà Nội và định hướng kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tại khu vực Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội đã xác định đối tượng DNNVV là khách hàng chủ đạo. Tuy nhiên Ngân hàng No&PTNT Việt Nam lại chưa có định hướng quy trình, mô hình quản trị rủi ro tín dụng danh riêng cho DNNVV. Mặt khác Chi nhánh cũng chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình quan trị rủi ro tín dụng theo sổ tay tín dụng, chưa xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, và những khó khăn khác về con người, cơ sở vật chất, điều kiện khách quan... đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng DNNVV của Chi nhánh Tây Hà Nội. Chương 3 sẽ trình bày các giải pháp kiến nghị để từng bước hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 1257 quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 73)