Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1311 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tam điệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều ké o theo nó những ảnh huởng khó luông và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục. Chính vì thế, quản trị rủi ro đuợc coi là hoạt động trọng tâm trong các NHTM, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động. Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến luợc kinh doanh của mỗi NHTM, đồng thôi với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phuơng pháp quản trị riêng.

Quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp, phuơng pháp quản trị có quan hệ lẫn nhau đuợc thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận đuợc.

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến luợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng th ôi, phải tăng cuông các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó

tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM

Sự can th iết qu ản tri RRTD trong h O ạt động kin h do an h tại NHTM:

- Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng.

Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu là sự sống còn của các ngân hàng.

Ngoài ra, chi phí cho việc trích lập dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn. Theo quy định của Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng cho các khoản rủi ro, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của đề án tái cơ cấu các NHTM đã được NHNN đề ra.

- Thứ ba, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, khi phát sinh nợ quá hạn sẽ dẫn tới chi phí của doanh nghiệp tăng lên, gia tăng nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng, khó khăn khi muốn thiết lập quan hệ tín dụng những lần sau đó, hay bị suy giảm uy tín với các chủ nợ và đối tác dẫn tới các chủ nợ dồn dập tới đòi nợ và khó khăn trong duy trì hoạt động kinh doanh,...mà có thể dẫn tới việc doanh nghiệpbuộc phải phát mại tài sản và có thể bị phá sản. Thông qua quản trị RRTD, các NHTM phần nào gi p doanh nghiệp hạn chế nguy cơ đổ vỡ, giảm thiểu chi phí hoạt động và nâng cao uy tín trên thị trư ng.

- Thứ tư, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công ch ng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo

niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức Quốc tế.

Một phần của tài liệu 1311 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tam điệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w