Tam Điệp
a.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng b ằng b iện pháp kiểm tra, giám sát:
Theo mô hình tổ chức mới, Chi nhánh đã có sự tách bạch giữa đề xuất giải ngân và việc thực hiện giải ngân. Việc thực hiện theo mô hình này nhằm đảm bảo tính độc lập và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận khi cùng thực hiện một khoản vay, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, định kì CB QLKH phải kiểm tra đột xuất để phòng ngừa hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng. Chi nhánh phải thành lập đoàn kiểm tra kiểm soát để có thể rà soát lại một lần nữa để có thể phát hiện ra những lỗi hệ thống, rủi ro đạo đức cán bộ.... để có thể hạn chế rủi ro tín dụng.
b . Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình đ ộ cán b ộ.
Lực luợng cán bộ còn trẻ, chủ yếu mới ra truờng và có thâm nhiên công tác duới 5 năm nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý tín dụng, đặc biệt còn lúng túng,
thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm trong vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng.
- Truớc hết phải tiêu chuẩn hóa những yêu cầu đối với cán bộ tín dụng để đáp ứng đuợc yêu cầu hiện nay khi có nhiều nghiệp vụ phức tạp, môi truờng cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng:
Vì vậy phải thuờng xuyên tổ chức học tập, cập nhật kiến thức để cán bộ nắm chắc trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó phải rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng truớc mọi tình huống, có ý thức tự rèn luyện, tận tụy và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đồng thời nâng cao chất luợng tuyển dụng bằng những tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp.
c. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp
Hiện nay, chính sách cho vay đang đuợc Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp thực hiện trong khung quy định của BIDV, tuy nhiên Chi nhánh cần xác định rõ khách hàng mục tiêu, và áp dụng mức lãi suất, chính sách khách hàng riêng đối với từng khách hàng tùy vào mức độ rủi ro trên cơ sở bám sát định huớng của trụ sở chính.
d. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ X ấu, nợ quá hạn, lãi treo
Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Đối với từng truờng hợp có thể áp dụng phuơng pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, giám sát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, đôn đốc doanh nghiệp hạ giá thành để thu hồi vốn, phát mại để thu hồi nợ...
Ngoài ra để đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu Chi nhánh cần thực hiện giao kế hoạch thu hồi nợ xấu đến từng phòng, từng cán bộ, gắn với việc đánh giá xếp loại, cơ chế thuởng phạt đối với từng cán bộ nhằm tăng tính chủ động của cán bộ hoàn thành nhiệm vụ đuợc giao.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:
- Khái quát về rủi ro tín dụng: Khái quát về rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
- Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng: Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng, mục tiêu và một số nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- Đồng thời chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại trong nước như HDBank, Vietinbank, VIB từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát + Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ.
+ Xây dựng chính sách cho vay phù hợp
CHƯƠNG 2 :THựC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM