Hiện nay, chính sách cho vay đang được Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp thực hiện trong khung quy định của BIDV, tuy nhiên Chi nhánh cũng có những nội dung chủ động thực hiện đối với chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, xác định các giới hạn an toàn trong hoạt động... Để chính sách cho vay trở nên phù hợp, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thì cần phải tập trung vào một số nội dung sau:
- Về cho vay theo ngành nghề: Chi nhánh cần xác định rõ nhóm ngành ưu tiên trong từng thời kỳ để xác định giới hạn tín dụng, định hướng trong quá trình tiếp thị, cho vay đối với khách hàng thuộc các ngành kinh tế một cách phù hợp. Nếu Chi nhánh không thực hiện tốt công tác này thì có thể dẫn đến việc tập trung dư nợ lớn vào các ngành nghề tiềm ẩn rủi ro cao, dẫn đến có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai.
- về chính sách lãi suất: Dựa trên quy định lãi suất trong quy định của BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp có thể đặt ra mức lãi suất riêng áp dụng với từng nhóm khách hàng khác nhau. Vì vậy Chi nhánh cần xây dựng một thang lãi suất đa dạng hơn với nhiều mức lãi suất đuợc xây dựng tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng, mức độ an toàn của khoản vay và có mức lãi suất uu đãi áp dụng cho một số đối tuợng khách hàng nhu: khách hàng truyền thống của Ngân hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án, phuơng án sử dụng vốn khả thi cũng nhu có tài sản đảm bảo thích hợp. Thực hiện tốt chính sách này là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo chất luợng tín dụng của Chi nhánh. Việc áp dụng mức lãi suất hợp lý cho khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ổn định, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng.
- Về xác định một số giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm Hội sở chính BIDV giao, Chi nhánh cần xác định một số chỉ tiêu giới hạn tín dụng tại từng giai đoạn cho phù hợp đảm bảo tăng truởng tín dụng đúng định huớng, gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng, quản lý rủi ro trong hoạt động:
Xác định giới hạn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu cho vay trung dài hạn.. .theo tháng, quý đảm bảo kế hoạch năm đuợc giao.
Bám sát định huớng ngành nghề của hội sở chính, xác định tăng truởng tín dụng cho từng ngành nghề phù hợp tại từng giai đoạn trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu huớng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị tru ờng.
Rà soát nhóm các khách hàng liên quan tại chi nhánh, phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính BIDV và các chi nhánh khác trong hệ thống để xác định giới hạn du nợ cho 01 khách hàng, nhóm khách hàng liên quan tại Chi nhánh đảm bảo giới hạn của khách hàng, nhóm khách hàng đó trong toàn bộ hệ thống BIDV tuân thủ quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.
Giới hạn tăng trưởng tín dụng ở mức độ phù hợp đối với một số sản phẩm cho vay mới triển khai, đảm bảo hài hòa giữa 02 mục tiêu phát triển sản phẩm và phòng ngừa rủi ro từ các sản phẩm này.
- Xây dựng chính sách khách hàng: trong môi trư òng kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại như hiện nay thì bất kỳ một Ngân hàng nào cũng đã phải xây dựng một chính sách khách hàng phù hợp nhằm duy trì được nền khách hàng của mình đồng thòi thu hút được các khách hàng mới.
Trước hết phải phân loại các khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ để làm căn cứ khi xây dựng chính sách khách hàng cụ thể, phù hợp. Ap dụng với từng khách hàng và nhóm khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao và ngược lại.
Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của từng nhóm khách hàng, thư òng xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa Ngân hàng và khách hàng, có như vậy mới đảm bảo được các chính sách phù hợp và sát với thực tế hoạt động của khách hàng.
Chính sách khách hàng của Chi nhánh cần đặc biệt ưu tiên việc phát triển nền khách hàng doanh nghiệp mới hoạt động trong các lĩnh vực tiềm năng. Chi nhánh cần đa dạng hóa nền khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng phụ thuộc lớn vào một số lượng khách hàng nhất định. Trước mắt, chính sách khách hàng mới cần tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
Xây dựng chính sách khách hàng ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, vay trả nợ đầy đủ... Trên cơ sở đánh giá lợi ích tổng thể từ khách hàng, mức độ rủi ro tín dụng, mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán ch o, để có sự ưu đãi về lãi suất tiền vay, phí của các sản phẩm dịch vụ, lãi suất tiền gửi khi các khách hàng đầu tư tiền gửi, chính sách bảo đảm tiền vay., đồng th i cần s n sàng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.
Có chính sách khách hàng riêng cho khách hàng bán lẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh, tập trung vào việc chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ, đề xuất xây dựng các sản phẩm mới đặc thù, giảm thiếu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch với khách hàng, tuy nhiên vẫn phải kiểm soát rủi ro tín dụng.
Cuối cùng để đảm bảo chính sách khách hàng đuợc triển khai có hiệu quả thì phải phổ biến tới từng cán bộ Ngân hàng để mỗi cán bộ hiểu rõ và thực hiện tốt.