❖Tiếp tục duy trì môi tru ờng kinh tế, chính trị - xã hội ổn định
lí tạo môi trường thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững như điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách, kiểm soát giá cả trên thị trường tránh để tỷ lệ lạm phát quá cao. Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả để giúp các ngân hàng tránh được những khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh.
- về chính trị, mặc dù trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định nhưng Nhà nước vẫn cần tiếp tục duy trì tốt để giữ vững niềm tin của công ch ng và các nhà đầu tư.
❖ Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó.
❖ Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng .
❖ Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định,góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi,điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.
❖ Trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của Chính phủ, cần có sự cân đối trong phát triển từng ngành một cách hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một ngành nào đó dẫn đến cung vượt quá cầu, gây khó khăn cho doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên thị trư ng, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nhà nước cần có sự quản lý với các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, lãi suất để hạn chế mức thấp nhất những biến động bất thường của nền kinh tế.
❖ Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng Ngân hàng để đáp ứng các điều kiện mới, tạo hành lang an toàn
cho hoạt động tín dụng.
❖ Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cần được kiểm tra chính xác và bắt buộc qua các công ty kiểm toán giúp ngân hàng có được những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ việc thẩm định khách hàng chính xác.
3.3.2. Kien nghị với Ngân hàng Nhà nước
❖ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).
- Thông tin Tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng và làm chậm tiến trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Vì vậy, NHNN cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin:
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm khi tham gia thông tin, đồng th ời có các các biện pháp xử lý nghiêm đối với TCTD cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và phòng ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.
- Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) để từ đó đưa ra cảnh báo sớm gi p hệ thống NHTM tránh được rủi ro.
- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.
Hiện nay, mỗi NHTM dựa vào một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng cho mình. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN cung cấp sẽ không nhất quán. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp loại khác nhau. Hạng khách hàng đuợc Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Rất nhiều truòng hợp khách hàng đuợc xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để khai thác tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành sao cho việc tham khảo tin của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.
❖Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung uơng đến cơ sở.
Mô hình thanh tra phải có sự độc lập tuơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cũng cần thực hiện thuòng xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thòi những sai sót, xu huớng lệch lạc trong phân tích tín dụng.
Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu huớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
3.3.3. Kiến nghị với NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thứ nhất, Khuyến khích, tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động trong việc triển khai, phát triển sản phẩm mới. Hiện nay các dịch vụ chi nhánh có đều là đuợc triển khai từ trung uơng tới các chi nhánh. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm do chi nhánh tự sáng tạo ra, phù hợp với điều kiện của địa bàn thì lại không đuợc triển khai hoặc nếu có làm thì phải xin phép qua nhiều khâu ảnh huởng tới tính năng động, tính riêng có của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các Ngân hàng trên địa bàn.
- Hỗ trợ chi nhánh về công nghệ và các chuơng trình phần mềm hiện đại, những ứng dụng mới trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng. Hỗ trợ chi nhánh về cài đặt, lắp đặt, cử cán bộ đào tạo, huớng dẫn triển khai chọn lựa hệ thống công nghệ
hiện đại, đáp ứng những thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và quản lý điều hành.
- Việc điều hành kế hoạch cần phải linh hoạt, phù hợp với giao kế hoạch hàng năm mà các chi nhánh đã xây dựng với Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam, các chỉ tiêu giao hàng quý cần sát với thực tế mà chi nhánh đã đăng ký để phù hợp với từng ròng sản phẩm, từng đối tuợng, từng chi nhánh.
- Có quy chế thuởng phạt công bằng trong công tác hàng ngày. Đối với những chi nhánh có thành tích tốt trong hoạt động tín dụng và từng mảng sản phẩm cụ thể cần có cơ chế khuyến khích kịp thời.
Thứ hai, Cần đánh giá đúng đắn về những loại rủi ro mà mình phải đối mặt và cần thực hiện theo các nguyên tắc:
- Có một quy trình đánh giá đuợc mức độ đầy đủ vốn của chi nhánh mình theo một chiến luợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
- Các cán bộ phòng quản lý rủi ro cần rà soát và đánh giá lại quy trình, đánh giá về mức vốn nội bộ cũng nhu các khoản vay mà phòng quản lý khách hàng đua lên để đánh giá thẩm tra lại một cách chính xác, nhanh chóng.
- Không nên để mức vốn của ngân hàng giảm duới mức vốn tối thiểu theo quy định.
Thứ ba, cần công khai thông tin một cách hợp lý theo nguyên tắc thị tru ng, thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng mình với rủi ro tín dụng.
Thứ tu, Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nuớc để tổ chức có hiệu quả việc khai thác thông tin tín dụng từ trung tâm tín dụng(CIC) giúp việc phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp như là xây dựng chính sách cho vay phù hợp, thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại khách hàng vay vốn, Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng và phương án sử dụng vốn của khách hàng, Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau giải ngân, theo dõi và thu hồi nợ, Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động tín dụng trong đó yếu tố con người là xuyên suốt, quan trọng nhất.
Bên cạnh đó tác giả cũng có một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam nhằm hỗ trợ chi nhánh trong cốc tác quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động ở mức trung bình của hệ thống BIDV, đồng thời cũng là TCTD có tổng dư nợ tín dụng lớn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong những năm qua, song song với việc tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh cũng quan tâm đến công tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới xây dựng một Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế cần được tháo gỡ, khắc phục trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp với khảo sát thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:
- Một là, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM: khái niệm, phân loại, hậu quả, nguyên nhân của rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lư ờng rủi ro tín dụng; các biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Hai là, luận văn đã nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2014-2017, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng: những kết quả đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại.
- Ba là trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp, luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, cũng như đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và BIDV trong việc hạn chế rủi ro tín dụng nói chung.
Luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp lý thuyết về hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng cùng với thời gian thực tiễn làm công tác tín
dụng tại Chi nhánh. Do còn những hạn chế nhất định, với sự giới hạn về nhiều mặt, luận văn cũng chỉ đua ra một số giải pháp mang tính khái quát để nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình. Nhung, Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để bài luận văn của tác giả đuợc hoàn thiện tốt hơn. Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đức Thảo đã tận tình giúp đỡ, huớng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. BIDV (2014-2017 ), Báo cáo thường niên các năm, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Tạp chí Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
2. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tam Điệp các năm 2015, 2016, 2017.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2011),‘‘Giáo trình ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2012), “Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,Nhà xuất bản thống kê.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2013) “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
6. Phan Thị Thu Hà (2007), “Ngân hàng thương mại’ , Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
7. Trịnh Thị Mai Hoa ( 2009), “Kinh tế học tiền tệ ngân hàng”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia,Hà Nội .
8. Trần Huy Hoàng (2011), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Lao động xã hội,Hà Nội .
9. Nguyễn Thị Mùi (2010), “Quản trị Ngân hàng thương mại’ , Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
10.Ngân hàng TMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), ‘ ‘ Quyết định ban hành chính sách cấp tín dụng số 3296/QĐ-BIDVngày 15/12/2016’’, Hà Nội.
11.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), ‘ ‘ Quy định quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức số 4633/BIDV-QLTD ngày 0/6/2015”, Hà Nội.
12.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), “Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), “Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung quyết định 493 /2005/ QĐ- NHNN”,
Hà Nội.
14.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016) “Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Hà Nội.
15.PerterS. Rose (2004) , “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Website;
1. Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt -TS Phí Trọng Hiền
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet
2. Chiến lược phát triển của BIDV.
https://www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Tong-quan-ve-BIDV/Chien-luoc-phat- trien.aspx
3. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trư ng
https://voer.edu.vn/m/tin-dung-ngan-hang-va-vai-tro-cua-tin-dung-ngan-hang- trong-nen-kinh-te-thi-truong/f3057c7e
4. Về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM - Nguyễn Chí Trung, P. Quản lý KTTC, VietinBank
http://thoibaonganhang .vn/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-nhtm-62918.html
5. Mô hình Camels trong quản trị rủi ro ngân hàng