Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Tam Điệp

Một phần của tài liệu 1311 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tam điệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78)

2.3.1. Những kết quả đ ạt đ ược

Những kết quả Chi nhánh Tam Điệp đã đạt đuợc trong việc hạn chế rủi ro tín dụng trong những năm vừa qua nhu sau:

- Thứ nhất, cơ cấu cho vay tại Chi nhánh có s ự đ a dạng và chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể:

+ về cơ cấu theo kỳ hạn: Có sự chuyển dịch từ cho vay trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro sang cho vay ngắn hạn với vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro hơn.

- về cơ cấu theo loại tiền: Chuyển dịch toàn bộ các khoản cho vay bằng ngoại tệ sang nội tệ, ít chịu rủi ro tỷ giá.

+ về cơ cấu thành phần: Đa dạng trong việc cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, chủ yếu là cho vay thành phần kinh tế tu nhân, cho vay cá nhân, hộ gia đình.

- Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ X ấu của Chi nhánh duy trì ở mức chấp nhận đ ược:

+ Tỷ lệ nợ xấu các năm qua đều <3% và nằm trong giới hạn cho phép theo thông lệ quốc tế, trích dự phòng rủi ro đầy đủ. Chi nhánh đã có những thành công nhất định trong việc kiềm chế và kiểm soát tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế phát sinh tăng, nhất là trong giai đoạn khách hàng gặp nhiều khó khăn do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế. Để thu hồi và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Chi nhánh đã chủ động giao cho các thành viên là phụ trách các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ.

+ Chi nhánh đã mạnh dạn đánh giá các khoản nợ không còn khả năng thu hồi và chấp nhận giảm trừ thu nhập để xử lý ngoại bảng, làm lành mạnh hoá dư nợ nội bảng. Đây cũng là một biện pháp quyết liệt của Chi nhánh để xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra.

- Thứ b a, s ử dụng hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội b ộ: Chi nhánh đã áp dụng hiệu quả Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng theo 34 ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, mỗi khách hàng được đánh giá và chấm điểm thông qua 14 chỉ tiêu tài chính và 05 nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Hệ thống gi p cho việc đánh giá khách hàng một cách toàn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động khách hang... để ra phán quyết cho vay đảm bảo cho vay mới an toàn, hiệu quả với mức bù đắp rủi ro thích hợp.

- Thứ tư, xây dựng và vận hành chính sách khách hàng theo hướng quản trị hiệu quả RRTD: căn cứ chính sách khách hàng quy định chung của BIDV, trên cơ sở kết quả chấm điểm phân loại khách hàng, Chi nhánh đã xây dựng khẩu vị rủi ro đối với từng nhóm khách hàng, chính sách với mục tiêu phải thực sự hướng đến khách hàng, tách bạch ứng xử trong mối quan hệ khách hàng với Ngân hàng và yêu cầu quản lý tín dụng của Hội sở chính BIDV và của chi nhánh. Việc thực hiện tốt chính sách khách hàng đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng được cơ cấu tín dụng phù hợp trong th ời gian qua.

- Thứ năm, đổi mới mô hình quản trị rủi ro theo hướng dẫn của ngân hàng cấp tr ên: cùng với cả hệ thống BIDV, Chi nhánh cũng đã ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại và hướng đến các chuẩn mực quốc tế với việc phân tách các phòng chức năng theo hướng chuyên môn hoá cao hơn. Theo đó, quy

trình cho vay đối với khách hàng bắt buộc phải tách bạch giữa các khâu: Đề xuất tín dụng - Thẩm định tín dụng/Phê duyệt tín dụng - Giải ngân.

- Thứ sáu, Chi nhánh đã triển khai tốt các văn b ản chỉ đạo, hướng dẫn trong hoạt đ ộng tín dụng của BIDV phù hợp với tình hình của chi nhánh, b ao gồm: các văn bản về thẩm quyền phán quyết và phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, phù hợp với năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của từng đơn vị được phân cấp, triể khai và cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn quy trình cấp tín dụng đối với các bộ phận, các phòng nghiệp vụ có liên quan.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Han ch ế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, Chi nhánh Tam Điệp vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế nhất định.

Một là: Cơ cấu vốn cho vay chưa thật s ự hợp lý

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Chi nhánh trong những năm gần đây mặc dù đã có sự đa dạng hơn giai đoạn trước, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ vẫn tập trung tương đối cao vào nhóm ngành sản xuất xi măng, ngành xây dựng và ngành kinh doanh vận tải thủy, bộ và kho bãi, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Việc tập trung dư nợ lớn vào một ngành nghề, lĩnh vực nhất định là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, và trên thực tế, rủi ro tín dụng đã xảy ra tại Chi nhánh đối với hai trong ba nhóm nghành nghề nêu trên, nợ xấu bắt đầu xuất hiện. Định hướng quản lý tín dụng theo ngành nghề đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa có công cụ, biện pháp quản lý để kiểm soát giới hạn cho vay theo từng ngành nghề.

Hai là: Công tác kiểm tra, kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn nhiều b ất cập.

Việc kiểm soát tài sản đảm bảo, kiểm tra sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn khi trong thực tế có một số trư ng hợp không thể thực hiện kiểm tra theo đ ng quy định do đặc thù hoạt động của khách hàng (Ví dụ: tài sản là máy móc thi công của các đơn vị xây lắp sử dụng để thi công nhiều công trình ở xa, hay tài sản là tàu biển

hoạt động trên tuyến quốc tế của các doanh nghiệp vận tải biển...). Do vậy, thực tế đã xuất hiện một số truờng hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, tài sản đảm bảo đã bị hỏng hóc, thay thế, khách hàng đã đem bán hoặc thế chấp nhiều nơi mà ngân hàng chua kịp thời cập nhật.

Đo luờng RRTD chua thật khoa học còn thực hiện theo kinh nghiệm chua có những tính toán khoa học.

Ba là: Chất lượng thẩm đ ịnh chưa cao

Việc thẩm định dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại chi nhánh đôi khi còn sơ sài, không đánh giá hết những ảnh huởng của thị truờng cũng nhu năng lực thi công, năng lực vận hành thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp dẫn tới rủi ro không trả đuợc nợ.

Bốn là: Cơ chế cho vay và quản lý rủi ro chưa chặt chẽ.

Cơ chế cho vay và quản lý rủi ro tại BIDV Tam Điệp chua chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến cho Chi nhánh gặp phải rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, việc nhận và định giá tài sản thế chấp, cẩm cố cũng là vấn đề rất lớn, hiện nay đang là vấn đề nổi cộm tại BIDV.

2.3.2.2. Nguyên nhân củ a h ạn ch ế

Một là: Bộ máy quản lý rủi ro của Ngân hàng chưa thực s ự hiệu quả

Do mới đuợc thành lập trên cơ sở chia tách từ Chi nhánh Ninh Bình từ năm 2014 nên Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có chủ truơng mở rộng tín dụng để gia tăng quy mô hoạt động và lợi nhuận cho Chi nhánh. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức tại BIDV Tam Điệp tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của Chi nhánh tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của các bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

Hai là: Trình độ cán b ộ còn nhiều hạn chế

Trình độ cán bộ chua chuyên nghiệp, nhất là cán bộ tín dụng ngu i trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng nhu dự án vay

vốn. Lực lượng cán bộ còn trẻ, chủ yếu mới ra trường và có thâm nhiên công tác dưới 5 năm nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý tín dụng, đặc biệt còn lúng túng, thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm trong vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng. Khối lượng doanh nghiệp, dư nợ tín dụng trên một cán bộ quản lý tương đối lớn gây ra tình trạng quá tải, từ đó dẫn tới việc không bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng còn sơ sài, mang tính hình thức nên không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, gây ra rủi ro tín dụng.

Ba là: Ảnh hưởng từ s ự cạnh tranh gi ữ các ngân hàng với nhau

Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM, đặc biệt là các NHTM tư nhân trên địa bàn đã khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn.

Bốn là: Ảnh hưởng X ấu không lường trước đ ược từ phía khách hàng

Hầu hết các doanh nghiệp đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh sẽ dấn đến dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề. Bên cạnh đó nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn, họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy t thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều Ngân hàng với cùng bộ hồ sơ. Sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và ủy quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay.

Năm là: Công nghệ của ngân hàng chưa phát triển tương X ứng

Công nghệ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống thông tin, dữ liệu. Những thông tin về từng khách hàng, ngành nghề trong nền kinh tế rất cần thiết cho hoạt động tín dụng như : thông tin về lịch sử phát triển và triển vọng của ngành, năng lực

cạnh tranh của ngành và từng đơn vị trong ngành, các chỉ số ngành hiện có của Chi nhánh chỉ mang tính góp nhặt, chưa có hệ thống và chuyên sâu.

Sáu là: Do tác đ ộng của các yếu tố pháp lý, kinh tế và công nghệ.

Hiện nay, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản vay NHTM gặp khó khăn. Sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. Bên cạnh đó mgân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng. Ngoài ra, những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán... tác động xấu tới phương án đầu tư của khách hàng, làm cho khách hàng khó có nguồn trả nợ Ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro tín dụng.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, Tác giả đã nghiên cứu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2015-2017, từ đó tổng hợp được nguyên nhân dẫn tới rủi ro hoạt động tín dụng của BIDV Tam Điệp, là tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp để BIDV Tam Điệp có thể kiểm soát tốt hơn nữa chất lượng tín dụng.

Một số nguyên nhân điển hình là

- Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức tại BIDV Tam Điệp kết hợp với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của Ngân hàng tăng lên.

- Trình độ cán bộ hạn chế, nhất là cán bộ tín dụng nghiệp vụ chưa cao.

- Quy chế cho vay chưa chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến cho BIDV Tam Điệp gặp phải rủi ro tín dụng.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn.

Và một số nguyên nhân khác từ phía khách hàng vay, từ môi trư ng bên ngoài, sự không ổn định của nền kinh tế, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đồng bộ...

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM ĐIỆP

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cổphần Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh Tam Điệp phần Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh Tam Điệp

3.1.1. Định hướng hoạt đ ộng kinh doanh

3.1.1.1. Định h ướng h Oạt động tín dụng của Ngân h àng Th ương mại cổ ph ần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chiến lược của BIDV tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam A vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn

vốn huy động từ dân cư; các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;

- Phát triển NHBL: tăng cư ờng nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng

Một phần của tài liệu 1311 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tam điệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w