3.1.1.1. Định h ướng h Oạt động tín dụng của Ngân h àng Th ương mại cổ ph ần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chiến lược của BIDV tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam A vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:
- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;
- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn
vốn huy động từ dân cư; các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;
- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;
- Phát triển NHBL: tăng cư ờng nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh l ời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;
- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;
- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
3.1.1.2. Địn h h ướng h O ạt động tín dụ ng củ a Ngân h àng Th ương m ại cổ ph ần Đầu tư và Ph át triển Việt Nam - Ch i n h án h Tam Điệp
Quán triệt chủ trương định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp đã có những định hướng như sau:
- Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát nằm trong giới hạn tăng trưởng cho phép của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Gắn hoạt động tín dụng với các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
- Ưu tiên cho vay những khách hàng, lĩnh vực theo định hướng của BIDV, tập trung vào khách hàng truyền thống xếp hạng trở lên, các khách hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ thông qua mở rộng qui mô khách hàng là tư nhân cá thể...
- Nghiêm túc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo chính sách tín dụng hiện hành, các điều kiện tín dụng theo yêu cầu của Hội sở chính BIDV. Tuyệt đối không giải ngân đối với khách hàng vay vốn chưa hoặc không đáp ứng được các điều kiện tín dụng.
- Tuân thủ kỷ cương, điều hành, chấp hành chính sách, quy trình tín dụng, đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp tại Chi nhánh. Xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động Chi nhánh.
- Đánh giá thực trạng các tất cả khách hàng để thanh lọc khách hàng hướng tới tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, giảm dư lãi treo, giảm gánh nặng trích dự phòng rủi ro góp phần gia tăng lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh: thực hiện quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, khách hàng và kiểm soát giới hạn tín dụng đối với một số ngành nghề, lĩnh vực; nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, xếp loại khách hàng chính xác hơn, trên cơ sở đó phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh...
- Rà soát, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo về tính pháp lý, giá trị tính khả mại của tài sản, hiệu quả, biện pháp quản lý. Phấn đấu tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 75-80% tổng dư nợ.
- Tăng cư òng công tác thu hồi nợ xấu hạch toán ngoại bảng, tách bạch số nợ tồn đọng hạch toán ngoại bảng theo tính chất của các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp; phân giao trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng.
- Tăng cư òng bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ trước yêu cầu mới; yêu cầu mỗi cán bộ trong hoạt động tín dụng luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm.
tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trư ờng; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Định hướng trong vài năm tới của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tam Điệp là phát triển hoạt động kinh doanh và tăng trưởng bền vững.