Công cụ tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của nội tệ vừa là biểu hiện của quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái lại là công cụ là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất, nhập khẩu hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén và hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ

28

ngoại hối của quốc gia.

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá:

(1) Chính sách hối đoái

Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái. NHTW trực tiếp mua bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và mục tiêu của của chính sách đối ngoại. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, NHTW bán ngoại tệ ra để giải tỏa sức ép tăng cầu ngoại hối làm tỷ giá giảm dần. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, NH TW sẽ mua lượng ngoại tệ đó để giảm bớt cung ngoại tệ trên thị trường. Việc mua vào và bán ra một đồng tiền khác được thực hiện một cách đồng thời vì tỷ giá hối đoái có liên quan đến cung cầu của hai đồng tiền.

(2) Quỹ dự trữ bình quân hối đoái

Đây là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Về nguyên tắc thì NHTW các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song do khủng hoảng ngoại hối, tiền tệ các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mạnh đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, các nước đã thành lập các quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình. Việc tạo lập Quỹ dự trữ bình quân hối đoái đòi hỏi các quốc gia phải có thực lực nhất định về kinh tế và đặc biệt phải có đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

(3) Phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ là việc đánh tụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Dùng khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh không thể đại biểu cho

29

sức mua danh nghĩa của nó. Tác dụng của phá giá tiền tệ là (i) Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa do có tác dụng khôi phục lạ i sự cân bằng của cán cân thương mại cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. (ii) Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài do đó có tác dụng làm tăng ngoại hối giảm cầu ngoại hối, tỷ giá hối đoái sẽ giảm.

(4) Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ; tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ bị giảm hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. So với phá giá, nâng giá tiền tệ có tác dụng hoàn toàn ngược lại đến hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước. Nâng giá có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cản trở nguồ n vốn ngoại tệ chảy vào trong nước. Ngoài ra, một số quốc gia sử dụng biệ n pháp này để tránh phải tiếp cận với đồng Đô la mất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ.

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w