Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 102)

Trình độ cán bộ ngân hàng là vấn đề rất quan trọng được đặt ra đối với NHNN hiện nay. Theo kinh nghiệm của các quốc gia được đánh giá là điều hành thành công CSTT, thì năng lực và kinh nghiệm trong điều hành được đặc biệt chú trọng. Không phải ngẫu nhiên mà hội đồng lãnh đạo NHTW ở một số nước được quy định thời hạn làm việc rất dài (ở Mỹ thành viên Hội đồng Thống đốc của Fed làm việc với thời hạn 14 năm) và cũng không phải bình thường mà lương của công chức làm việc tại NHTW lại cao hơn lương công chức làm viêc tại các bộ, ngành khác. Điều đó chỉ có thể lý giải là những

83

đòi hỏi về năng lực, kinh nghiệm đối với lãnh đạo NHTW là rất cao, có như vậy mới đủ khả năng phân tích và đánh giá các diễn biến của thị trường một cách chuẩn xác, đưa ra các dự báo phù hợp với tình hình một thực tế để ra các quyết định quản lý một cách kịp thời.

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, môi trường vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ của nền kinh tế nói riêng phải đối mặt với những tác động nhiều chiều. Những phản ứng của CSTT đối với những biến động này phải hết sức linh hoạt và chủ động nhằm duy trì các điều kiện tiền tệ thuận tiện cho phát triển kinh tế. Muốn vậy, các quyết định điều chỉnh chính sách phải đảm bảo chính xác và chủ động dựa trên sự phân tích dự báo một cách chính xác. Để đáp ứng yêu cầu này, công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ NHNN cần được chú ý đặc biệt.

Thực tế trong những năm vừa qua, NHNN đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực như tuyển mới để đảm bảo số lượng cán bộ làm việc tại các đơn vị, đào tạo kiến thức nền và chuyên sâu cho cán bộ, xây dựng, thực hiện và cập nhật quy hoạch chuyên gia,...Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập, nền kinh tế thế giới biến động khó lường, các giao dịch kinh tế nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển và phức tạp, đội ngũ cán bộ tuyển dụng chủ yếu là cán bộ trẻ với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế thì khoảng cách giữa năng lực cán bộ với yêu cầu công việc và với một số nước trong khu vực còn khá lớn. Do vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực làm việc tại NHNN cần tiếp tục là trọng tâm trong thời gian tới. Cụ thể:

- Cần hình thành một tiêu chuẩn tuyển lựa cán bộ của NHNN, trong đó cần đánh giá đúng tầm quan trọng của kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cũng như những hiểu biết sâu sắc về kinh tế vĩ mô. Phân định chức năng của từng loại cán bộ theo yêu cầu của NHNN và có kế hoạch đào tạo có hệ thống. Kết

84

hợp hoạt động thực tiễn và nghiên cứu để tạo nên những cán bộ thành thạo phương pháp nghiên cứu cũng như làm chủ các công cụ phân tích kinh tế ngày càng hiện đại.

- Học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và thế giới trong xây dựng và điều hành CSTT bằng những hình thức khác nhau như cử cán bộ đi hội thảo, nghiên cứu và học tập ở nước ngoài; mời các chuyên gia đến tổ chức tập huấn và hội thảo trong nước...

- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức vào những cương vị lãnh đạo để họ có động lực phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp chung của NHTW.

3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và làm tốt công tác thông tin, truyền thông

3.2.5.1. về hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Hiện đại hóa hệ thống thanh toán nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thu hẹp thanh toán tiền mặt, ổn định các nhu cầu dự trữ thanh toán của TCTD, giảm dự trữ thừa; chuyển tải nhanh các luồng vốn, làm cân bằng lãi suất thị trường, tạo ra điều kiện cho việc chuyển tải và hoán đổi nhanh chóng các công cụ tài chính, tiền tệ; đảm bảo cho sự can thiệp, điều tiết TTTT của NHNN trở nên đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu hơn; đồng thời đảm bảo cho các NHTM tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán, như ban hành quy định về thanh toán tiền mặt; sửa đổi, bổ sung quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng về việc lập, lưu trữ chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, tài khoản hạch toán, thanh quyết toán; mở rộng dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán giai đoạn II, tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ thanh toán theo chiến lược “đi tắt, đón đầu” trong việc ứng dụng

85

công nghệ thông tin.

- Cải tiến cơ cấu tổ chức hệ thống thanh toán theo hướng thanh toán tập trung khu vực và xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ toàn quốc. Tại NHNN cần có một đơn vị đầu mối nghiên cứu, ban hành cơ chế và chỉ đạo hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống và khẩn trương đào tạo cán bộ, nhân viên có kiến thức và khả năng tiếp thu và áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại.

- Thúc đẩy và khuyến khích các NHTM mở rộng và kết nối mạng lưới giao dịch ATM và từng bước áp dụng các công cụ giao dịch tự động Home banking; mở rộng việc sử dụng thẻ trong thanh toán trong các khu vực dân cư ở cả khu vực thành thị và nông thôn; đưa ra các loại hình dịch vụ thanh toán mới, hiện đại và sử dụng thuận tiện các nhu cầu đa dạng của người dân; cải tiến thủ tục và quy trình thanh toán theo hướng đơn giản hóa, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và NHTM.

- Nâng cấp và đồng bộ hóa máy móc thiết bị, chương trình phần mềm, ứng dụng nối mạng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ, đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ qua NHNN.

- Xây dựng hệ thống mạng theo dõi các hoạt động trên thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình thị trường phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng. Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hóa, đảm bảo nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin; tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành để phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ.

3.2.5.2. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông

- về tiếp cận thông tin: Trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ nói chung và điều hành chính sách lãi suất nói riêng thì thông tin chính sách, kịp thời là đầu vào quan trọng. NHNN đã đầu tư nâng cấp hệ thống thu thập,

86

xử lý và cung cấp thông tin cho các đơn vị và đã mang lại những lợi ích rõ rệt. Thực tế cho thấy việc xây dựng và điều hành chính sách lãi suất có tác động qua lại tới các vấn đề kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin, số liệu từ các bộ, ngành khác vẫn gặp nhiều khó khăn, thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Do vậy, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin giữa các bộ, ngành theo hướng nâng cao chất lượng số liệu, hệ thống cập nhật và tiếp cận thông tin.

- về công tác truyền thông: Các thông tin và quyết định về chính sách lãi suất là những vấn đề nhạy cảm, tác động tới tâm lý thị trường. Hệ thống và cách

thức truyền thông cung cấp thông tin đúng đắn, kịp thời tới công chúng sẽ giảm

thiểu những tác động tiêu cực tới thị trường. Trong những năm qua, NHNN đã cung cấp những tới công chúng qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, việc cung

cấp thông tin chưa chủ động, kịp thời và sâu rộng; những tin đồn thất thiệt vẫn xuất hiện nhiều và tác động tiêu cực tới thị trường. Do vậy, cần tiếp tục đầu tư vào mạng lưới truyền thông theo hướng xây dựng cách thức truyền thông chủ động, nhanh nhạy và có thể tiếp cận tới đông đảo công chúng.

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w