Phát triển thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 95)

3.2.2.1. Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường

* Nâng cao tính định chuẩn của lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất TTLNH đáng tin cậy có thể hỗ trợ đường cong lãi suất dài hạn, định hướng cho NHNN Việt Nam về điều kiện trên thị trường tiền tệ và về lãi suất thị trường của tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN Việt Na, đưa ra lãi suất tham chiếu đối với cho vay trên thị trường tiền tệ, điều này đặc biệt có ích cho các ngân hàng ít năng động hơn và đưa ra lãi suất tham chiếu để xác định lãi suất cho trái phiếu lãi suất thả nổi và hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Nhằm thiết lập lãi suất liên ngân hàng tin cậy và hữu dụng, trước hết cần phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường để thúc đẩy các giao dịch trên TTLNH, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Chỉ khi thị trường có tính thanh khoản cao thì lãi suất TTLNH mới thực sự trở thành mức lãi suất tham chiếu đáng tin cậy cho các thành viên thị trường

NHNN cần xác định /coi lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mục tiêu và thiết lập một hành lang lãi suất biến động cho lãi suất liên ngân hàng. Hành lang này có thể được tạo thành bởi việc cung cấp quỹ cho vay và quỹ tiền gửi, với giới hạn trên (lãi suất trần - là lãi suất của quỹ cho vay) và giới hạn dưới (lãi suất sàn- là lãi suất của quỹ tiền gửi) của hành lang.

73

những tồn tại hiện nay cách thức xác định lãi suất liên ngân hàng, NHNN cần xem xét hỗ trợ thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử cho các ngân hàng báo cáo lãi suất giao dịch liên ngân hàng theo đó phải thể hiện được sự cam kết của lãnh đạo cấp cao trong việc cung cấp các lãi suất thích hợp giúp cho việc xác lập một mức lãi suất thị trường liên ngân hàng xác thực (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010)

* Phát triển thị trường repo

Các giao dịch repo nhìn chung là các giao dịch cấp vốn của thị trường tiền tệ và do vậy NHNN cần đóng vai trò chủ đạo và hành động như một cơ quan chủ trì giám sát hoạt động repo.Theo đó, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan thành lập nhóm công tác liên Bộ để triển khai các công việc cần thiết để phát triển thị trường repo. Trước hết, NHNN và BTC có thể phối hợp , xây dựng một kế hoạch phát triển thị trường repo. Việc này cần được bắt đầu bằng việc khai thác sâu hơn các nghiệp vụ thị trường mở, sau đó phát triển hoạt động repo liên ngân hàng, tiếp theo là repo giữa ngân hàng và các định chế khác, như các công ty chứng khoán và các tổ chức đầu tư.

NHNN cần rà soát khuôn khổ pháp lý và điều tiết hiện hàng cho hoạt động repo. Đồng thời , Việt Nam cần xây dựng và áp dụng thống nhất một hợp đồng repo chuẩn (MRA) cho giao dịch mua lại GTCG đối với tất cả thành viên TTTT trên TTTT

3.2.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường LNH

a. Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của NHNN đối với TTTT

- Xác định khuôn khổ điều hành CSTT phù hợp với từng giai đoạn : Trong điều kiện thực hiện CSTT nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN nên tiếp tục thực hiện khuôn khổ CSTT điều tiết khối lượng. NHNN cần được chính phủ cho phép có quyền linh hoạt hơn trong điều hành lượng tiền cung ứng

74

tăng thêm hàng năm. Khi TTTT phát triển ổn định, NHNN cần chuyển sang khuôn khổ CSTT điều tiết lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong điều hành CSTT.

- Hoàn thiện hệ thống mục tiêu CSTT: Trong giai đoạn hiện nay, NHNN nên thực hiện CSTT đa mục tiêu (ổn định giá trị sức mua của đồng nội tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống và tạo mội trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế). Khi TTTT và thị thị trường vốn trong nước phát triển ở trình độ cao hơn, để đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT, mục tiêu điều hành CSTT nên được xác định rõ là kiểm soát lạm phát.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT : Tiếp tục hoàn thiện NVTTM để NVTTM đóng vai trò là công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ của NHNN, là công cụ CSTT thường xuyên và linh hoạt nhất; từng bước hoàn thiện NHTTM với phương thức giao dịch linh hoạt phù hợp với sư phát triển của thị trường để hoạt động NVTTM tác động hiệu quả, kịp thời đến các điều kiện TTTT theo mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ; từng bước hình thành lãi suất định hướng, qua đó NHNN chuyển dần sang điều tiết lãi suất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuyển sáng điều hành CSTT theo khuôn khổ lạm phát muc tiêu; Kết hợp linh hoạt và hiệu quả các công cụ điều hành CSTT nhằm tạo sự chủ động hơn cho các TCTD trên TTTT; Tăng cường khả năng dự báo thanh khoản của NHNN và các thành viên; Mở rộng giao dịch GTCG với nhiều kỳ hạn trong cùng một phiên giao dịch mua, bán qua NVTTM.

- Nâng cao tính độc lập và vai trò kiểm soát TTT của NHNN - Nâng cao năng lực phân tích , dự báo tiền tệ và dự báo lạm phát

- Chuyển dần mục tiêu điều hành từ điều tiết khối lượng sang điều tiết lãi suất : Hiện nay, mục tiêu điều hành của NHNN chủ yếu là điều tiết khối lượng. Trong thời gian trước đây khi thị trường ổn định hơn thì việc điều tiết

75

khối lượng như vậy đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng trong điều kiện hiện này, thị trường có nhiều biến động khó lường, đòi hỏi NHNN cần linh hoạt và nhanh nhạy hơn thì việc chuyển sang mục tiêu điều tiết lãi suất là cần thiết.

- Từng bước xây dựng lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trên NVTTM làm lãi suất định hướng thị trường : NHNN cần xây dựng hành lang lãi suất đủ rộng để tạo động lực cho TTLNH với lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần, lãi suất tiền gửi là lãi suất sàn và lãi suất định hướng là lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trong NVTTM năm trong hành lang đó để phát tín hiệu rõ ràng tới thị trường.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cán bộ trong quản trị điều hành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên gia cao cấp.

b. Nâng cao năng lực của các TCTD

- Nâng cao năng lực tài chính của các TCTD : Đẩy mạnh công tác huy động vốn. Các TCTD cần tránh sự lệ thuộc vào nguồn vốn liên ngân hàng, cần tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cải thiện

chất lượng và tính tiện ích của các sản phầm này; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD. Các TCTD cần xây dựng cho mình chiến lược đầu tư và kinh doanh hiệu quả, xây dựng hệ thống đáng giá, xếp hạng khách hàng của tổ chức mình, đa dạng hóa danh mục đầu tư; Tiếp tục nâng cao năng lực về vốn , mạnh dan tiến hành sáp nhập các NHTMCP vốn ít, hoạt động riêng lẻ và các ngân hàng lơn nhằm tập trung vốn, giảm phân tán manh mún khách hàng, giảm

rủi ro, đồng thời tạo ra được một đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng hoạt động

chuyên nghiệp hơn; Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính và ngân hàng hiện có; Phát triển hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mơi.

- Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị , nhất là quản trị nguồn vốn và khả năng thanh khoản. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quản trị

76

nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. - Nâng cao năng lực, trình độ của nhân viên ngân hàng, nhất là những cán bộ của mảng thị trường tiền tệ liên ngân hàng về tính toán và dự báo vốn khả dụng, giao dịch trên thị trường tiền tệ, thu nhập và phân tích thông tin và dự báo những biến động của thị trường.

- Áp dụng kinh nghiệm quốc tế, các phương pháp quản trị, điều hành tiên

tiến, khoa học và hợp lý vào hoạt động của đơn vị để hướng tới phát triển lâu dài và bền vững..

- Các TCTD cần tăng cường sự phối hợp và chia sẽ vơi NHNN và các cơ quan quản lý vì sự phát triển và ổn định chung của thị trường, của nền kinh tế vĩ mô.

3.2.2.3. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống các nhà môi giới tiền tệ (brokers), các nhà giao dịch sơ cấp (primary dealers) và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường

a) NHNN Việt Nam cần xem xét thiết lập/hỗ trợ thành lập hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam nhằm cải thiện thị trường tiền tệ.

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nhà giao dịch sơ cấp và có những chính sách ưu đãi đối với nhà giao dịch sơ cấp:

Các nhà giao dịch sơ cấp đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích cực giao dịch và tạo tính thanh khoản trên thị trường. Các tổ chức được chỉ định là các nhà giao dịch sơ cấp thường được giao trách nhiệm và để đổi lại được hưởng một số đặc quyền và lợi ích.

Với thực trạng TTLNH Việt Nam hiện nay, có thể xem xét thúc đẩy, hình thành và phát triển hệ thống 10 - 15 các nhà giao dịch sơ cấp. Các nhà giao dịch sơ cấp này là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, đảm bảo các tiêu chí như:

77

- Có mức vốn điều lệ phù hợp: đề xuất mức tối thiểu là 5.000 tỷ đồng. - Có lịch sử về đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về vốn, tỷ lệ an toàn trong hoạt đông ngân hàng;

- Có lịch sử về việc nắm giữ khối lượng lớn và đa dạng các loại trái phiếu Chính phủ;

- Tham gia tích cực trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ: có giao dịch thực sự, tham gia đấu thầu với mức giá cạnh tranh và khối lượng lớn, là thành viên chủ chốt trong thị trường trái phiếu Chính phủ.

- Có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tiền tệ và có danh mục khách

hàng tốt;

- Có danh tiếng tốt, không có sự phàn nàn từ khách hàng hay đối tác; tuân thủ pháp luật, các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức.

Các TCTD khác sẽ đặt hàng nhu cầu của mình với các nhà giao dịch sơ cấp; các nhà giao dịch sơ cấp sẽ căn cứ các nhu cầu này và nhu cầu của bản thân để tham gia NVTTM (khối lượng, lãi suất đặt thầu).

Các nhà giao dịch sơ cấp có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ của BTC với khối lượng và giá cả hợp lý. Do đó, NHNN và BTC cần phối hợp để có thể hình thành một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp vừa là PDs trên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ vừa là PDs trên TTLNH; đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị trong việc tạo ra các hàng hóa chuẩn cho TTLNH như về loại GTCG, khối lượng, lãi suất, kỳ hạn,...và thúc đẩy thị trường thứ cấp các hàng hóa này phát triển (TTLNH).

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường

78

3.2.2.4. Tăng cường và đổi mới hoạt động giám sát thị trường liên ngân hàng

- Đối với các thị trường liên ngân hàng phát triển trên thế giới, NHTƯ các nước thường không ban hành các quy định để quản lý hoạt động TTLNH mà chỉ hỗ trợ thị trường hình thành nên những chuẩn mực, bộ quy tắc ứng xử cho các thành viên khi tham gia giao dịch trên thị trường. Do đó, trong thời gian tới, để TTLNH Việt Nam tiến dần hơn tới thị trường liên ngân hàng quốc tế và để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng phát triển theo đúng quy luật, NHNN cần giảm bớt các quy định cụ thể trong văn bản luật mà thay vào đó chỉ giám sát thị trường dựa trên việc ban hành những quy định khung cho các giao dịch liên ngân hàng; đưa ra các tiêu chuẩn (như tiêu chuẩn thế nào là một giao dịch liên ngân hàng an toàn, hiệu quả, minh bạch; thế nào là một nhà giao dịch trung thực,...); hỗ trợ thị trường xây dựng và hình thành nên bộ quy tắc ứng xử trên thị trường liên ngân hàng và thực hiện giám sát thị trường dựa trên việc đảm bảo thực hiện cam kết của các TCTD đối với các quy tắc trong bộ quy tắc ứng xử.

- Cần có sự tăng cường và phối hợp hơn nữa giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, các đơn vị chức năng của NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng: các đơn vị chức năng của NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác trao đổi thông tin với Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trong quá trình theo dõi, giám sát thị trường để đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho Cơ quan này trong quá trình thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD, đặc biệt là đối với những hiện tượng bất thường, những TCTD đáng chú ý trong các giao dịch liên ngân hàng; đồng thời, các đơn vị chức năng của NHNN cũng cần phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố để quản lý và giám sát sát sao hơn nữa hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Ngược lại, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

79

trong quá trình thanh tra thực tế của mình, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nắm rõ hoạt động của TCTD trên địa bàn khi phát hiện các vấn đề liên quan cần thông tin/phối hợp kịp thời với các đơn vị chức năng để có những can thiệp hay điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w