Bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 83)

3.1.1.1. về phát triển kinh tế thị trường

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau...

Đặc biệt, trong thời gian tới cần thực hiện 3 đột phá quan trọng về thể chế (trước hết là thể chế kinh tế thị trường), về cơ sở hạ tầng và về phát triển nhân lực...phù hợp với thực tiễn nước ta và phù hợp với xu thế hội nhập. Hoạt động ngân hàng là một thể chế rất quan trọng của kinh tế thị trường nên không nằm ngoài định hướng chung đó.

Trong bối cảnh đó, cơ chế điều hành lãi suất cũng được vận hành trong điều kiện và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong cùng một sân chơi,

cả trong toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong lĩnh vực ngân hàng; Các NHTM trong nước phải cạnh tranh với nhau, rồi giữa các NHTM trong nước phải cạnh

65

thời, phải cạnh tranh giữa các NHTM với các tổ chức phi ngân hàng). Lãi suất trở thành một công cụ cạnh tranh bình đẳng trong môi trường mới.

Công nghệ thông tin cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra hết sức nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng làm cho công nghệ ngân hàng cũng phát triển hết sức nhanh chóng tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất. Kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng trung ương và NHTM ngày càng hoàn thiện hơn; thông tin nhanh nhạy và chính xác, thanh toán điện tử nhanh và an toàn đồng thời vốn chu chuyển nhanh và việc điều hành lãi suất cũng trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn.

Đồng thời, các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán, sẽ hoàn thiện và quan hệ mật thiết hơn tới lãi suất. Số lượng cổ phiếu của các công ty và số lượng các loại trái phiếu niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán ngày càng nhiều hơn. Vấn đề về môi trường pháp lý, kỹ thuật giao dịch,.. về kinh doanh chứng khoán sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Tính quy luật chung của thế giới là thị trường chứng khoán và lãi suất sẽ quan hệ mật thiết với nhau hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoài tính quy luật đó. Xu hướng này rõ ràng là điều kiện thuận lợi hơn cho hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất.

Khả năng chuyển đổi của VND phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức mạnh của nền kinh tế, tình hình ổn định kinh tế và chính trị, thâm hụt cán cân vãng lai, kim ngạch xuất nhập khẩu, dự trữ ngoại hối nhà nước, .các điều kiện theo tiến trình thời gian sẽ ngày càng hội tụ chín muồi hơn. Theo đó khả năng chuyển đổi của VND ngày càng đến gần hơn. Khi đó VND có vị trí nhất định trên thị trường tiền tệ quốc tế và đương nhiên cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam này sẽ phải theo những thông lệ chung của khu vực và thế giới.

66

3.1.1.2. về đổi mới hoạt động ngân hàng

Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020 đã được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, mục tiêu chiến lược trung và dài hạn đối với ngành ngân hàng được xác định cụ thể như sau:

Mục tiêu dài hạn (từ 2011-2020):

Thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam . Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

Mục tiêu trung hạn (2011-2015):

Một số định hướng, cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu từ năm 2011-2015 đối với ngành ngân hàng theo Báo cáo Chính trị của Đại hội XI:

Ve Chính sách tiền tệ và Ngân hàng Nhà nước:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; phát huy vai trò chủ động điều hành chính sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế.

67

về Ngân hàng thương mại và thị trường tài chính:

Tiếp tục cổ phần hoá và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại; áp dụng các

thông lệ và chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam

để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển an toàn, bền vững của các ngân hàng trong nước. Hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch của thị trường; chống các giao dịch phi pháp,

các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thị trường này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Như vậy, mục tiêu đổi mới về lãi suất trở thành nội dung quan trọng được đề ra và bản thân việc đổi mới các nội dung khác cũng liên quan chặt chẽ đến đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, tất cả các mặt tạo tiền đề cho nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau.

3.1.1.3. về cơ chế sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ

Nghiên cứu nội dung cụ thể của mục tiêu trung hạn và dài hạn nói trên trong Văn kiện của Đại hội Đảng XI, yêu cầu đặt ra đối với việc điều hành cơ chế lãi suất là phải tuân theo các nguyên tắc của thị trường, theo quan hệ cung - cầu vốn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, của khu vực và trên thế giới. Đó cũng là đòi hỏi của việc chuyển sang điều hành các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, đòi hỏi các TCTD được bình đẳng trong cạnh tranh và tự chủ kinh doanh, đòi hỏi chính đáng của các thành phần kinh tế, của mọi người dân. Đến khi đó, thị trường chứng khoán, thị trường vốn của nước ta cũng sẽ phát triển lên ở một trình độ mới, đòi hỏi khách quan về cơ chế lãi suất mới.

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w