Hệ thống trần lãi suất

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 71)

* Lãi suất đồng Việt Nam

Năm 2009, NHNN quy định lãi suất huy động và cho vay của các TCTD không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đối với nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành , sử dụng thẻ tín dụng, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/1/2009. cho phép các TCTD được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Năm 2009, lãi suất huy động và cho vay bằng VND có xu hướng tăng. Lãi suất huy động VND trong 2 tháng đầu năm 2009 có xu hướng giảm khoảng 1 - 2%/ năm so với năm 2008, tuy nhiên cuối tháng 2/2009, lãi suất huy động VND luôn có sức ép tăng .Đến cuối năm 2009, mặt bằng lãi suất huy động của các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên ở mức 10 -10,49%/năm. Lãi suất cho vay VND trong 2 tháng đầu năm 2009 giảm khoảng 1,5- 2,5%/năm so với cuối năm 2008, và tương đối ổn định đến hết tháng 11/2009 nhưng luôn sát mức lãi suất cho vay tối đa là 10,5%/năm.Từ 01/12/2009, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, các TCTD điều chỉnh lãi suất cho vay lên mức tối đa là 12%/năm.

Năm 2010, NHNN ban hàng thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 16/02/2010 và Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.Theo đó, các TCTD điều hành lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHNN theo quy định của pháp luật và được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối

50

với một số dự án cho vay có hiệu quả cao và trên cơ sở các quy định của Luật các TCTD, quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và thực tế điều hành lãi suất. Như vậy, lãi suất cho vay của TCTD được tự do hóa nhằm làm minh bạch hóa hoạt động cho vay của các NHTM, hạn chế tình trạng cạnh tranh chưa lành mạnh và đảm bảo lãi suất trở về giá trị thực và có điều kiện cạnh tranh để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, giúp cho khách hàng dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Việc áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ góp phần làm cho thị trường tài chính hoạt động ngày càng sát với cơ chế thị trường hơn, các thị trường bộ phận trong thị trường tài chính có điều kiện thông mạch với nhau một cách minh bạch hơn, quy luật bình thông nhau trong thị trường tài chính có điều kiện vận động tốt hơn, làm cho tất cả các thị trường bộ phận của thị trường tài chính đều có cơ hội phát triển tốt hơn, cạnh tranh lành mạnh hơn và người mua vốn nói chung của nền kinh tế được suy tôn hơn, được hưởng lợi nhiều hơn trong trung và dài hạn.

NHNN chỉ đạo các TCTD ấn định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm và tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các TCTD nhằm hạn chế tình trạng xáo trộn trên thị trường tiền tệ.

Năm 2011, Nhằm ổn dịnh thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, hạn chế các NHTM tăng lãi suất huy động để cạnh tranh thu hút vốn, NHNN ấn định lãi

suất huy động bằng VND của các tổ chức và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng

Việt Nam và bằng đô la Mỹ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trần lãi suất huy động là 14%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên ; 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng.Phù hợp với xu hướng

51

điều hành chặt chẽ về tiền tệ của NHNN, giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành , lãi suất VND trên thị trường cũng chịu áp lực gia tăng, trong đó áp lực tăng mạnh trong nửa đầu năm và dịu lại trong mđều tăng cao: Cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 15,6%/năm so với mức 12,44%/năm thời điểm cuối năm 2010, cao hơn trần lãi suất 14%/năm do một số các TCTD khó khăn về thanh khoản "lách" quy định trần lãi suất của NHNN.Lãi suất cho vay VND cũng liên tục tăng tương ứng do chi phí huy động tăng và cung vốn thắt chặt, bình quân cuối tháng 6/2011 là 18,65%/năm so với mức 15,27%/năm cuối năm 2010. Trong 6 tháng cuối năm, áp lực tăng lãi suất đã dịu bớt nhờ kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định, cùng với giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 và thanh tra giám sát của NHNN. Từ tháng 9, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động của NHNN.

Chính sách trần lãi suất huy động bước đầu làm giảm lãi suất cho vay vào

thời điểm cuối năm 2011.Mặc dù chính sách trần lãi suất được khởi động từ tháng 03/2011 cùng với sự cam kết và quyết tâm của các nhà lãnh đạo của NHNN và Hiệp hội Ngân hàng VN, các quy định vê trần lãi suất của NHNN vẫn

chưa chấm dứt hẳn các cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm nhưng

nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm.

Năm 2012, NHNN áp dụng các biện pháp quản lý hành chính .Kéo lãi suất huy động xuống mức 14%, 12%, 11% rồi 9% trong thời gian ngắn được coi là thành công lớn của NHNN trong việc thiết lập lại kỷ luật của thị trường. Ngày 25/05/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT- NHNN, NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 3%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

52

ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11,5%/năm.Tiếp đến, Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 tiếp tục quy định lãi suất huy động tối đa VND, loại kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%, có kỳ hạn trên 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%. Thông tư số 20/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 quy định lãi suất cho vay trần đối với một số ngành nghề là 13%. Trong một thời gian ngắn, lãi suất huy động và cho vay đã giảm nhanh theo quy định của NHNN, đồng thời tạo nên '' mặt bằng'' lãi suất danh nghĩa huy động gần như giống nhau giữa các NHTM. Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ 11/06/2012. Cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên.Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Đồ thị 2.5: Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay (bằng VND) từ năm 2010- 2012

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Lãi suất đồng Đô - la Mỹ

Lãi suất ngoại tệ thị trường trong nước quan hệ chặt chẽ với lãi suất trên thị

53

trường quốc tế. Vì vậy, cơ chế điều hành lãi suất ngoại tệ đã được đổi mới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước. Cụ thể là NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đô la Mỹ của các TCTD đối với nền kinh tế không vượt quá mức lãi suất thị trường liên ngân hàng

Singgapores (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng cộng biên độ tối đa 1%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn không vượt quá mức SIBOR kỳ hạn 6 tháng công biên độ tối

đa 2,5%/năm. Lãi suất các loại ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi và tín dụng trên thị trường nên cho phép các NHTM tự xem xét quyết định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các loại ngoại tệ này trên cơ sở

lãi suất thị trường quốc tế và cung - cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ ở trong nước.

Ngoài ra, do lãi suất huy động USD trong nước lớn gấp nhiều lần so với lãi suất USD (Sibor, Libor) trên thị trường quốc tế, lãi suất huy động USD các nước trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Trung Quốc) và lãi suất tiền gửi của TCTD trong nước gửi ở nước ngoài. Do đó, lãi suất huy động bằng USD hiện nay của các TCTD là chưa hợp lý, gây áp lực tăng đối với lãi suất tiền gửi VND và lãi suất cho vay bằng USD. Để lãi suất huy động bằng USD ở trong nước và ngoài nước có mối tương quan hợp lý so với lãi suất thị trường quốc tế và khu vực, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đảm bảo yêu cầu khuyến khích thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước, NHNN ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD): 0,5%/năm; lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ áp dụng đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú: 2,0%/năm (Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 09 tháng 4 năm 2011).

Năm 2011,lãi suất USD không biến động nhiều, trong đó lãi suất huy động USD có xu hướng giảm dần, lãi suất cho vay USD tăng nhẹ trong 3 tháng

54

cuối năm. Lãi suất huy động USD giàm dần về bằng hoặc dưới mức trần quy định của NHNN. 3 tháng đầu năm 2011 phổ biến ở mức khoảng 4-5%/năm đối với tiền gửi dân cư, 1%/ năm đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế; từ giữa tháng 4/2011 đến cuối năm giảm xuống mức trần quy định của NHNN, lãi suất huy động USD ở mức dưới 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư; 0,5%/năm đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay USD tăng trong 3 tháng cuối năm : Lãi suất cho vay USD tương đối ổn định trong hơn 9 tháng đầu năm

ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn , 7-8%/năm đối với trung và dài hạn.Từ cuối

tháng 9, lãi suất cho vay có xu hướng tăng nhẹ khoảng 1-1,5%/năm và phổ biến

ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn và 7,5%- 9%/năm đối với trung và dài hạn.

Nguyên nhân chủ yếu do cầu tín dụng USD có chiều hướng tăng và việc NHNN

điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tăng hệ số rủi ro đối với một

số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng làm tăng chi

phí huy động vốn ngoại tệ của TCTD, dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay USD Để lãi suất huy động bằng USD ở trong nước và ngoài nước có mối tương

quan hợp lý so với lãi suất thị trường quốc tế và khu vực, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đảm bảo yêu cầu khuyến khích thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước; NHNN ban hành Thông tư số 09/2011/TT- NHNN ngày 09/04/2011 quy định quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô

la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD. Theo đó, quy định TCTD ấn định lãi suất

huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức là người cư trú và người không cư trú là 1%/năm; lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân người cư trú

và không cư trú là 3%/năm.

Năm 2012, lãi suất huy động USD ít biến động hơn so với năm 2011, mức

lãi suất phổ biến duy trì ở mức 2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và

0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6 - 7,5%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và

55

7,5 - 9%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

Đồ thị 2.6: Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay (bằng USD) từ năm 2010-2012

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w