Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

tiếp đến lãi suất

3.2.3.1. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Thị trường mở đóng vai trò chủ chốt trong điều tiết vốn khả dụng của hệ thống TCTD qua đó điều tiết lãi suất thị trường phù hợp mục tiêu CSTT, thể hiện qua việc NHTW chủ động linh hoạt sử dụng công cụ này trong việc tác động vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp:

- Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ, nâng cao chất lượng dự báo tiền tệ, phân tích và dự báo vốn khả dụng của các TCTD để làm căn cứ xác định liều lượng và chiều hướng can thiệp thị trường.

- Kinh nghiệm cho thấy trong lúc thị trường tiền tệ chưa phát triển, cơ chế chuyển tải tiền tệ còn yếu, nghiệp vụ thị trường mở hướng vào lãi suất thị trường sẽ không mang lại hiệu quả điều hành. Thêm vào đó, nếu NHTW sử dụng công cụ DTBB trong thực thi CSTT, thì công cụ DTBB nên hướng vào điều tiết vốn khả dụng. Do đó, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, NHNN nên xác định rõ nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ có chức năng chính là điều tiết vốn khả dụng của các TCTD.

- Mở rộng khả năng tiếp cận kênh thị trường mở đối với tất cả các TCTD.

- Đa dạng hoá các hàng hóa được giao dịch trên thị trường mở, bằng việc

mở rộng các loại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các TCTD tăng khả năng phát hành các loại giấy tờ

80

có giá.

- Cải tiến chế độ cung cấp thông tin và đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng, phát triển thị trường liên ngân hàng để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.

3.2.3.2. Đổi với công cụ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc có mục tiêu cụ thể riêng nằm trong mục tiêu tổng thể của CSTT. Nhưng tỷ lệ DTBB còn có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất khi mà việc điều chỉnh tăng hay giảm tỷ lệ này có ý nghĩa làm tăng hay giảm chi phí đầu vào cũng có nghĩa làm tăng hay giảm chi phí huy động vốn hay tăng lãi suất cho vay của các TCTD. Do vậy, trong điều kiện thực hiện CSTT ở Việt Nam, công cụ DTBB vẫn có tác dụng trong việc tác động tới nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống NHTM. Trong điều kiện đô la hóa bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng ở mức tương đối cao, công cụ dự trữ bắt buộc góp phần quan trọng để cân bằng thu nhập kỳ vọng giữa hai loại tài sản và hạn chế tình trạng di chuyển giữa chúng gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng và giảm hiệu lực điều tiết của CSTT. Cần có những điều chỉnh đối với phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của NHNN. Cụ thể:

- Cải tiến hệ thống thông tin báo cáo để có thể xác định chính xác tổng dự trữ của các TCTD phân tán tại chi nhánh NHNN tỉnh vào từng thời điểm làm căn cứ để kiểm soát lượng dự trữ bắt buộc định kỳ.

- Duy trì một khoảng cách thích hợp giữa tỷ lệ DTBB tiền gửi nội tệ và ngoại tệ sao cho vừa đảm bảo hạn chế tình trạng đô la hoá, khuyến khích dư nợ vay bằng ngoại tệ vừa không tạo nên khoản thuế quá nặng cho các TCTD có huy động tiền gửi bằng USD.

- Tỷ lệ DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh đối với các công cụ khác như tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.

81

3.2.3.3. Đổi với công cụ tái cấp vốn

Để công cụ này có hiệu lực khống chế lãi suất liên ngân hàng đồng thời phản ánh tín hiệu của CSTT, giải pháp chủ yếu là phải đảm bảo cho các hình thức tín dụng của NHNN thực hiện đúng chức năng của nó và phải “tạo được mối ràng buộc về vốn giữa NHTM và NHNN”. Theo đó, NHNN phải là chỗ dựa cuối cùng của các NHTM về vốn. Để tạo được mối quan hệ này cần tạo lập một cơ chế bình đẳng giữa các TCTD trong việc tiếp cận nguồn tái cấp vốn từ NHNN. Điều này nhằm mở rộng khả năng chi phối của NHNN đối với hệ thống TCTD, tăng cường vai trò tín hiệu của cặp lãi suất tái cấp vốn. Trong điều kiện hiện nay cần đa dạng danh mục các chứng từ có giá trong các giao dịch của NHNN cùng với việc nới rộng các hạn chế trong kinh doanh tiền đồng cho các NHLD và chi nhánh NHNNg sẽ tạo nền tảng mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN.

3.2.3.4. Chủ động và linh hoạt can thiệp trên thị trường liên ngân hàng

Đây là một giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả, nâng cao vai trò của thị trường liên ngân hàng. Theo đó, NHNN cần thực sự đóng vai trò là người cho vay và đi vay cuối cùng can thiệp tức thời trên thị trường này, không nên để tình trạng người bán không có người mua và ngược lại. Muốn vậy, NHNN cần linh hoạt trong việc cung ứng tiền thông qua thị trường liên ngân hàng. Các khâu kỹ thuật, nghiệp vụ hoạt động của thị trường này cũng cần được nâng cấp, hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Có như vậy tất cả các TCTD mới tham gia thường xuyên giao dịch cho vay và đi vay trên thị trường. Tiến tới lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trở thành lãi suất phản ánh tập trung nhất và cơ bản nhất diễn biến của thị trường tiền tệ.

3.2.3.5. Co’ chế tiền gửi qua đêm của tổ chức tín dụng tại NHNN

Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế quy định các TCTD gửi tiền tạm thời nhàn rỗi tại NHNN nhằm thu hút vốn khả dụng dư thừa tạm thời, nâng

82

khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN và làm cơ sở xác lập hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng mà “trần” là lãi suất cho vay qua đêm của NHNN đối với TCTD, “sàn” là lãi suất tiền gửi qua đêm của TCTD tại NHNN.

3.2.3.6. Hoàn thiện nghiệp vụ Swap

Nghiệp vụ Swap hoán đổi ngoại tệ với VND giữa NHNN với các NHTM đã được thực hiện từ tháng 7/2001-đây là một trong các công cụ CSTT mà NHNN dùng để điều tiết vốn khả dụng của các NHTM, đồng thời góp phần phát triển thị trường ngoại hối. Trên thế giới nghiệp vụ Swap được sử dụng ở nhiều nước, nhưng được sử dụng thường xuyên bởi một một số nước có thị trường ngoại hối phát triển, còn có một số nước được dùng trong những trường hợp đặc biệt. Ở Việt Nam, hoạt động của nghiệp vụ Swap chưa sôi động, tuy nhiên, theo quan điểm của NHNN là sử dụng nghiệp vụ này phối kết hợp đồng bộ giữa các công cụ CSTT khác nhằm hỗ trợ kịp thời vốn VND cho các NHTM. Để nghiệp vụ Swap được sử dụng có hiệu quả hơn, trong thời gian tới cần hoàn thiện theo hướng sau: NHNN nghiên cứu đa dạng hóa kỳ hạn hoán đổi; đơn giản hóa các thủ tục giao dịch và mở rộng hình thức hoán đổi để có thể thực hiện đồng thời 2 mục tiêu cung cấp vốn khả dụng VND và hấp thụ VND khi cần thiết.

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w