Cặp lãi suất chủ đạo

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 55)

2.2.1.1. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu

Để bổ sung nguồn vốn cho các NHTM và thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, NHNN thực hiện cho vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại các khế ước cho vay có chất lượng tốt của các NHTM. Ngoài ra, NHNN còn bổ sung hình thức cho vay chiết khấu, tái chiết khấu vào hệ thống tái cấp vốn của NHNN. Các chứng từ có giá được chấp nhận trong các hoạt động tái cấp vốn của NHNN là GTCG ngắn hạn chủ yếu là tín phiếu kho bạc, các khế ước cho vay ngắn hạn,...Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu được quy định theo mức cụ thể tùy vào mục tiêu điều hành của CSTT. Nếu lạm phát quá cao

Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản

Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu

30

thì lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu được ấn định theo xu hướng tăng lên nhằm hạn chế cung ứng tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Nếu thời kỳ mà nền kinh tế suy thoái thì lãi suất này được ấn định theo xu hướng giảm để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Từ năm 2008 đến nay, NHNN đã điều hành công cụ lãi suất này rất linh hoạt theo từng thời kỳ. Cụ thể:

Năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, cùng với các giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã liên tục thay đổi lãi suất TCV, TCK. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cao nhất trong năm 2008 lần lượt là 15% và 13% trong giai đoạn từ 11/6/2008 đến 21/10/2008 . Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái diễn ra trên phạm vi toàn cầu, để hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, NHNN đã điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành của NHNN: lãi suất TCV từ 15%/năm xuống 7%/năm; lãi suất TCK từ 13%/năm xuống 5%/năm.

Năm 2009,NHNN tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn như là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD.Theo đó NHNN thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng là chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Các TCTD tham gia vay tái cấp vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm 2009 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu trong dịp tết dương lịch. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 2 lần từ 9,5%/năm xuống 8%/năm (tháng 2) và xuống 7%/năm(ngày 10/04/2009); lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm 2 lần từ 7,5%/năm xuống 6%/năm (tháng 2) và xuống 5%/năm (ngày 10/04/2009). Tháng 12/2009. để kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, NHNN

31

điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm lên 6%/năm.

Bảng 2.3: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN giai đoạn 2008-2009

01/02/2008 8,75 7,50 6,00 19/05/2008 12,00 13,00 11,00 11/06/2008 1400 15,00 13,00 21/10/2008 13,00 1400 12,00 05/11/2008 12,00 13,00 11,00 21/11/2008 11,00 12,00 10,00 05/12/2008 10,00 11,00 9,00 22/12/2008 8,50 9,50 7,50 01/02/2009 7,00 8,00 6,00 10/04/2009 7,00 7,00 5,00 01/12/2009 8,00 8,00 6,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Năm 2010, NHNN điều hành linh hoạt các mức lãi suất điều hành của NHNN để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức cân bằng với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN giữ ổn định lãi suất tái cấp vốn , lãi suất tái chiết khấu, ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 16/02/2010 và Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Từ tháng 11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1% các mức lãi suất điều hành, cụ thể : Lãi suất cơ bản tăng từ 8%/năm lên 9%/năm,

Thời điểm áp dụng Lãi suấtcơ bản tái cấp vốnLãi suất tái chiết khấuLãi suất 01/02/2010 ■800 ■800 6,00 05/11/2010 l^õõ ^9,00 ■7,00 17/2/2011 l^õõ 11,00 ■7,00 8/3/2011 "9,00 12,00 12,00 32

lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm.

Năm 2011, các hoạt động điều hành của NHNN đều hướng tới mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô theo tinh thần Nghị Quyết 11 của Chính phủ.Trong đó các nội dung trọng tâm tập trung vào: Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo mục tiêu đề ra; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với cung cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và cải thiện cán cân thanh toán....

Trong năm 2011, NHNN điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.Từ tháng 2 đến tháng 4, NHNN điều chỉnh tăng dần các mức lãi suất điều hành, cụ thể : Lãi suất tái cấp vốn từ 9-12-13-14%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7-12- 13%/năm.Tiếp đó, trong tháng 10, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm.

Năm 2012, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu liên tục giảm. Cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% xuống 9% và lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12% xuống 7%

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu là hai nội dung cơ bản nằm trong chính sách tái cấp vốn của NHNN trong thời gian qua. Hiệu quả của công cụ này thì đã rõ ràng vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, vừa đảm bảo khả năng thanh toán cho các TCTD. Tuy nhiên, NHNN chỉ chủ động được việc cung ứng vốn ra, nhưng lại bị động trong việc thu hút vốn về NHNN.

33

Bảng 2.4: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN từ 2010 - 2012

1/4/2011 ^900 13,00 12,00 1/5/2011 ^900 14,00 13,00 13/3/2012 ^900 14,00 12,00 11/04/2012 ~9,00 13,00 11,00 28/05/2012 ^900 12,00 10,00 11/06/2012 ^900 11,00 ^9,00 01/07/2012 ^900 10,00 ■800 24/12/2012 ^900 ^9,00 ■7,00

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.1.2. Lãi suất cho vay qua đêm

NHNN triển khai thực hiện thêm công cụ lãi suất cho vay qua đêm theo Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002. Lãi suất cho vay qua đêm kích thích hoạt động của các NHTM đồng thời tăng khả năng kiểm soát tiền tệ, lãi suất của NHNN. Từ năm 2008-2012, lãi suất cho vay qua đêm của NHNN được điều hành linh hoạt.

Năm 2008, cuộc đua lãi suất bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất cho vay qua đêm. Lãi suất qua đêm bình quân trong 7 tháng đầu năm là 10,80%/năm. Trong tháng 8 và tháng 9, lãi suât cho vay qua đêm tăng mạnh lên 15%/năm . Sau đó, NHNN can thiệp để hạ nhiệt lãi suất cho vay qua đêm.Trong 3 tháng cuối năm 2008, lãi suất cho vay qua đêm giảm xuống còn 9.5%/năm.

18.00 -1 16.00 - 14.00 -

34

Trong 6 tháng đầu năm 2009, lãi suất liên ngân hàng tương đối ổn định, lãi suất qua đêm phổ biến từ 6-7%/năm. Trong 6 tháng cuối năm 2009, do nhu cầu vốn tăng cáo để đáp ứng các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ đã tác

động làm tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bằng VND. Lãi suất qua đêm

tháng 8/2009 từ 7,5% - 8%/năm, tháng 12/2009 phổ biến từ 10,5%- 11%/năm. Năm 2010, mặt bằng lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung khá ổn định so với năm 2009. Đầu năm 2010, mặt bằng lãi suất nhìn chung đã có sự sụt giảm rõ rệt so với giai đoạn cuối năm 2009. Cụ thể : Tháng 01/2010, lãi suất qua đêm bình quân là 9,15%/năm. Sang tháng 2/2010, do nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng tăng dịp Tết nguyên đán, bình quân lãi suất qua đêm là 10,09%/năm. Từ tháng 3-9/2010, bình quân lãi suất qua đêm dao đông từ 6,54%/năm đến 7,29%/năm. Các tháng cuối năm 2010, lãi suất bình quân qua đêm tăng từ 10.27% tháng 11 lên 11,10% tháng 12.

Năm 2011,lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm tăng từ 11,10%/năm của tháng 12/2010 lên mức 13,18% vào tháng 4/2011. Thời điểm này , lãi suất bình quân liên ngân hàng chịu tác động bởi việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành và NHNN điều hành chặt chẽ lượng cung tiền tệ. Từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2011, thị trường liên ngân hàng ổn định, lãi suất bình quân qua đêm giảm từ 12,63%/năm vào tháng 5/2011 xuống còn 10,9%/năm vào tháng 08/2011. Từ tháng 8/2011 thị trường có xáo trộn do một số các TCTD gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản , lãi suất qua đêm tăng lên 12,49%/năm ( tháng 9/2011) và 14,11%/năm vào tháng 12/2011.

Năm 2012 lãi suất cho vay qua đêm liên tục được điều chỉnh giảm. Từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2012, lãi suất bình quân qua đêm giảm từ 16%/năm đến 12%/năm. Sang tháng 7/2012, lãi suất bình quân qua đêm tiếp tiếp tục giảm xuống 11%/năm và được duy trì trong các tháng tiếp theo. Đến tháng 12/2012, lãi suất cho vay qua đêm là 10%/năm.

35

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.1.3. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là một công cụ CSTT gián tiếp được NHNN đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000. Đây là bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNN chuyển từ điều hành công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ gián tiếp nhằm điều tiết vốn khả dụng và lãi suất thị trường hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện nhằm phát triển thị trường tiền tệ. Đến nay, nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ CSTT được NHNN chú trọng sử dụng và từng bước trở thành công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT, được điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn khả dụng bằng VND của các TCTD:

Khi mới đi vào hoạt động, GTCG sử dụng trong giao dịch OMO chỉ bao gồm tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN, đến nay hình thức giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở ngày càng đa dạng (các loại GTCG tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng bổ sung trái phiếu Chính phủ Ngân hàng phát triển, trái phiếu NHCSXH và trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh). Phiên giao dịch được tăng cường từ 10 ngày/phiên năm 2000 cho đến nay thực hiện giao

Năm Mua Bán Tổng doanh sô Doanh sô bình quân theo phiên phiên Doanh sô mua phiên Doanh sô bán 0 ĩ 2 3 4 5=2+4 6=5/(Ĩ+3) 2008 260 947.207 142 76.972 1.024.17 9 2.548 2009 262 971.772 68 10.193 981.965 2.976 2010 490 2.094.125 1 7.295 2.101.42 0 4.280 2011 431 2.800.872 431 0 2.800.87 2 6.499 2012 299 449.701 79 173.944 623.645 1.650 Tổn g Ĩ.742 7.263.677 72Ĩ 268.404 7.532.08 Ĩ 3.058 36

dịch 2 phiên/ngày để hỗ trợ vốn thanh toán. Thời hạn thanh toán cũng được giảm từ T+2 xuống còn T+1 và đến nay là T+0 (thanh toán ngay trong ngày đấu thầu từ năm 2002). Hình thức đấu thầu: bao gồm đấu thầu khối lượng, và đấu thầu lãi suất. Kỳ hạn giao dịch cũng được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD từ 7 ngày đến 364 ngày. Doanh số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở không ngừng tăng lên và số lượng thành viên tham gia thị trường tăng nhanh (từ 21 thành viên ngày đầu khai trương lên hơn 81 thành viên năm 2012 và đặc biệt từ năm 2004, đã có thêm nhiều NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên hơn.

Có thể nói nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu vốn của các TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các TCTD. Thực tế cho thấy đây là kênh điều tiết tiền tệ chủ yếu trên thị trường.

Từ năm 2008 - 2009, lãi suất chào mua OMO giảm nhằm khuyến khích các TCTD mua trên thị trường mở. Từ năm 2009- 2011, lãi suất chào mua OMO liên tục tăng. Năm 2012, lãi suất chào mua OMO giảm nhẹ.

Đồ thị 2.2: Diễn biến lãi suất chào mua OMO giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

37

Doanh số giao dịch TTM hàng năm tăng từ 1.024.179 tỷ đồng năm 2008 lên tới 2.800.872 tỷ đồng vào năm 2011. Khối lượng giao dịch bình quân từng phiên cũng tăng từ 2.548 tỷ đồng/phiên năm 2008 lên 6.499 tỷ đồng/phiên năm 2011. Đặc biệt trong những lúc TTTT có nhiều biến động, thanh khoản kém, hay dịp cuối năm tài chính và giáp Tết âm lịch, doanh số giao dịch có phiên đến 30.000 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên sang năm 2012 có thay đổi rõ rệt với doanh số giảm đáng kể và thấp hơn so với mấy năm trước.

Bảng 2.5: Doanh số giao dịch nghiệp vụ TTM giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Từ giữa năm 2008 đến năm 2012, NHNN chủ yếu thực hiện đấu thầu phân bổ khối lượng với khối lượng được công bố trước. Những con số tăng trưởng trên rất đáng lưu ý bởi nó thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của nghiệp vụ TTM trong việc tác động lên vốn khả dụng của TCTD và điều tiết tổng lượng tiền M2 của nền kinh tế.

38

Cụ thể như sau :

Từ tháng 8 năm 2008, trước tín hiệu lạc quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT, tiếp tục thực hiện các phiên chào mua GTCG kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố. Trong dịp giáp Tết, OMO đã trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các TCTD, góp phần duy trì ổn định tiền tệ. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát NHNN đã ban hành Quyết định số 346/2008/QĐ - NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc. NHNN phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc với khối lượng 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm, đồng thời các TCTD không được phép sử dụng tín phiếu này trong các nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN. Tuy nhiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ ngày 1/10/2008, NHNN đã cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu trong các giao dịch tái cấp vốn với NHNN, đồng thời cho phép các TCTD được rút trước hạn tín phiếu theo nhu cầu.

+ Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương là một thành công lớn. NHNN dần thực hiện CSTT nới lỏng. Tuy nhiên các TCTD vẫn gặp khó khăn về thanh khoản do chênh lệch lớn giữa tỉ lệ huy động vốn thấp và dư nợ tín dụng cao. Trước tình hình đó, một mặt NHNN chỉ đạo các NHTM chỉ sử dụng vốn liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản. Mặt khác, NHNN cũng tăng cường hỗ trợ vốn cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở, với kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá dài hơn, tăng từ 7 ngày lên 14 ngày, lên 28 ngày, thực hiện với 2 phiên giao dịch/ngày. Công cụ lãi suất cơ bản dường như đã không còn mấy hiệu

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w